| Hotline: 0983.970.780

Humic Quảng Ngãi ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất phân hữu cơ vi sinh

Thứ Ba 30/01/2024 , 12:21 (GMT+7)

Từ dự án khoa học của Bộ KHCN chuyển giao, Công ty CP Phân hữu cơ Humic Quảng Ngãi mở rộng sản xuất phân hữu cơ vi sinh vì nền nông nghiệp sạch.

Dây chuyền sản xuất phân hữu cơ vi sinh của Công ty Humic Quảng Ngãi được Bộ Khoa học và Công nghệ hỗ trợ từ dự án khoa học.

Dây chuyền sản xuất phân hữu cơ vi sinh của Công ty Humic Quảng Ngãi được Bộ Khoa học và Công nghệ hỗ trợ từ dự án khoa học.

Để nâng cao chất lượng phân bón cũng như nâng công suất đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường vì một nền nông nghiệp xanh, Công ty CP Phân hữu cơ Humic Quảng Ngãi đã triển khai Dự án “Ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh thúc đẩy phát triển nông nghiệp sạch” của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Theo đó, dự án hỗ trợ chuyển giao dây chuyền sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh cho công ty. Đây là dây chuyền thiết bị đồng bộ, hiện đại sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh công nghệ cao, có công suất 20.000 tấn/năm, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn về phân bón hữu cơ của người dân tỉnh Quảng Ngãi và khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Dự án ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh thúc đẩy phát triển nông nghiệp sạch tại tỉnh Quảng Ngãi thuộc “Chương trình hỗ trợ ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nông thôn miền núi vùng dân tộc thiểu số giai đoạn từ 2016-2025”, được Bộ Khoa học và Công nghệ hỗ trợ vốn, đầu tư công nghệ và thiết bị máy móc để phát triển sản xuất phân bón công nghệ mới, chất lượng cao.

Sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh của Công ty CP Phân hữu cơ Humic Quảng Ngãi rất thân thiện với môi trường, an toàn cho người sử dụng.

Sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh của Công ty CP Phân hữu cơ Humic Quảng Ngãi rất thân thiện với môi trường, an toàn cho người sử dụng.

Với mục đích tạo ra sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh mới chất lượng cao, giá thành hợp lý phục vụ sản xuất nông nghiệp sạch, bảo vệ môi trường sinh thái tại tỉnh Quảng Ngãi nói riêng và Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên nói chung trên cơ sở ứng dụng công nghệ mới và nguồn nguyên liệu tại chỗ.

TS Lê Văn Tri, Chủ tịch Hiệp hội Phân bón sinh học Việt Nam cho biết, dự án ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh thúc đẩy phát triển nông nghiệp sạch do Công ty CP Phân hữu cơ Humic Quảng Ngãi triển khai đã đem lại rất nhiều lợi ích.

Đó là giải quyết vấn đề môi trường, bởi toàn bộ chất thải hữu cơ từ chăn nuôi, chất thải chế tinh bột mì và bùn mía của nhà máy đường thải ra đều được công ty xử lý, chế biến thành phân hữu cơ vi sinh. Những nguồn thải này nếu không được xử lý thì nó chính là tác nhân góp phần gây ô nhiễm môi trường.

“Sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh của Công ty CP Phân hữu cơ Humic Quảng Ngãi rất thân thiện với môi trường, an toàn cho người sử dụng, không ảnh hưởng đến sức khỏe người nông dân. Đồng thời tạo ra sản phẩm nông nghiệp tốt, an toàn hướng đến nền sản xuất xanh, bền vững, đó chính là cái đích mà sản phẩm hữu cơ hướng đến.

Ngoài ra, việc sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh có giá thành hạ, chất lượng tốt sẽ giúp người nông dân có lợi nhuận cao hơn, bởi bón phân hữu cơ vi sinh cho năng suất cây trồng cao hơn từ 15-20%”, TS Lê Văn Tri nói.  

Ông Trần Đức Dũng, Giám đốc Công ty CP Phân hữu cơ Humic Quảng Ngãi cho biết: Trước đây công suất sản xuất phân hữu cơ vi sinh của công ty chỉ đạt 2 tấn/giờ, nay được dự án hỗ trợ công ty đã nâng công suất lên 6 tấn/giờ nhằm đáp ứng nhu cầu của bà con nông dân.

Phân bón hữu cơ vi sinh của Công ty CP Phân hữu cơ Humic Quảng Ngãi.

Phân bón hữu cơ vi sinh của Công ty CP Phân hữu cơ Humic Quảng Ngãi.

“Hiện nay người dân đang chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, canh tác nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị, sản xuất bền vững hướng đến xuất khẩu nên sản phẩm phải sạch, đáp ứng được các tiêu chuẩn nhập khẩu của nước sở tại, do vậy nhu cầu sử dụng phân bón hữu cơ cho cây trồng ngày càng tăng.

Việc ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh phục vụ cho cây trồng là hướng đi tất yếu vì nền nông nghiệp sinh thái, bền vững, do vậy công ty đã chọn hướng đi này để cùng đồng hành với người nông dân”, ông Trần Đức Dũng, Giám đốc Công ty CP Phân hữu cơ Humic Quảng Ngãi chia sẻ.

Xem thêm
Thuốc diệt mầm cỏ ruộng lúa Bé Bụ 30SE sản xuất theo công nghệ mới

Thuốc diệt mầm cỏ ruộng lúa Bé Bụ 30SE là sản xuất theo công nghệ mới, diệt trừ được nhiều loại cỏ như đuôi phụng, lồng vực, cháo, chác, rau mác, rau mương... rất an toàn.

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm