| Hotline: 0983.970.780

Liên kết sản xuất phân hữu cơ từ cây lục bình

Thứ Hai 15/01/2024 , 17:53 (GMT+7)

ĐỒNG THÁP Phân hữu cơ lục bình có tác dụng phục hồi đất, làm giàu hệ sinh vật, hạn chế bệnh hại trên cây trồng, giúp nông dân giảm chi phí trong sản xuất.

Lục bình là nguồn hữu cơ rất dồi dào ở các tỉnh ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Lục bình là nguồn hữu cơ rất dồi dào ở các tỉnh ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

UBND xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) phối hợp với Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân xã vừa tổ chức ra mắt 3 tổ liên kết sản xuất phân vi sinh lục bình tại 3 ấp (Bình Mỹ A, Bình Mỹ B và Bình Linh).

Tổ liên kết sản xuất phân vi sinh từ cây lục bình là tổ chức xã hội nghề nghiệp, được thành lập trên tinh thần tự nguyện, hợp tác cùng có lợi. Mỗi tổ có 7 thành viên, chủ yếu là lực lượng đoàn viên thanh niên trong ấp và được UBND xã Bình Thạnh bàn giao 1 máy xay lục bình, năng suất từ 50 – 450kg/giờ.     

Lục bình được lấy từ các kênh rạch, xay nhuyễn, sau đó cho lục bình đã xay lên mặt nilon một lớp có độ dày khoảng 20 - 25cm rồi tưới đều dung dịch chế phẩm sinh học lên cho ướt, đậy kín khoảng 1 - 2 tuần để các vi sinh vật phát triển, phân hủy hết lục bình thành phân bón hữu cơ vi sinh. Tùy vào các loại chế phẩm được sử dụng, sau 1 - 2 tháng, đống ủ phân lục bình hết nóng, phân hoai mục hoàn toàn thì có thể bón cho cây trồng.

Phân hữu cơ từ lục bình có tác dụng phục hồi đất, làm giàu hệ sinh vật trong đất, hạn chế bệnh hại trên cây trồng và bảo vệ môi trường. Trong phân hữu cơ từ lục bình có chứa lượng lớn vi sinh vật có ích và chi phí luôn rẻ hơn phân bón hóa học và phân hữu cơ hiện có rất nhiều lần.

Bước đầu, các tổ tự sản xuất phân vi sinh để phục vụ cho thành viên trong tổ, sau đó làm dịch vụ sản xuất, cung ứng phân, chăm sóc cây trồng và xay lục bình gia công. Tổ đi vào hoạt động sẽ góp phần thực hiện hiệu quả tiêu chí về môi trường trong bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu xã Bình Thạnh trong thời gian tới.

Xem thêm
Gần 3 tháng sau bão số 3, chăn nuôi Quảng Ninh khôi phục tốt

3 tháng sau bão số 3, chăn nuôi của Quảng Ninh, nhất là đàn gia cầm tăng mạnh, cơ bản khôi phục sản xuất so với trước bão.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Hợp tác nông nghiệp công nghệ cao hỗ trợ nông dân và hợp tác xã

Còn nhiều dư địa để phát triển hợp tác nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo tương thích với mô hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.