| Hotline: 0983.970.780

Huy động mọi nguồn lực hỗ trợ Quỹ mua vacxin phòng Covid-19

Thứ Ba 25/05/2021 , 14:28 (GMT+7)

Quan điểm chỉ đạo của Chính phủ là huy động mọi nguồn lực trong xã hội để Việt Nam tiếp cận vacxin phòng Covid-19 nhanh nhất, bao phủ rộng nhất, để đạt 'mục tiêu kép'.

Việt Nam triển khai chiến dịch tiêm chủng mở rộng vacxin phòng Covid-19 từ ngày 8/3/2021. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Việt Nam triển khai chiến dịch tiêm chủng mở rộng vacxin phòng Covid-19 từ ngày 8/3/2021. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng Covid-19, Bộ Y tế và sự đồng lòng, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhân dân trong nước, Việt Nam đã khống chế 3 đợt dịch trước và đang từng bước kiểm soát đợt dịch thứ 4.

Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là quốc gia phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả với chi phí thấp. Theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, hiện nay tình hình dịch tại Bắc Giang và Bắc Ninh diễn biến phức tạp, có thể kéo dài vì đây là chủng virus lây lan nhanh, phát tán rộng, mạnh hơn và kéo dài hơn. Hình thái lây nhiễm dịch Covid-19 tại Bắc Ninh và Bắc Giang là trong khu công nghiệp, có mật độ công nhân cao, làm việc trong môi trường kín, mật độ tiếp xúc gần.

Do đó, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 24/5, Bộ Y tế đã chính thức kêu gọi sự ủng hộ, hỗ trợ của các tập đoàn, doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức, cá nhân… cùng chung tay hướng về Bắc Ninh, Bắc Giang, bởi kiểm soát tốt dịch tại Bắc Ninh, Bắc Giang cũng là kiểm soát tốt dịch của cả nước.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, một trong những chủ trương căn bản, chiến lược của Việt Nam để phòng chống dịch Covid-19, để đưa cuộc sống trở lại bình thường là làm sao để mọi người dân đều được tiếp cận vacxin phòng Covid-19.

Phóng viên là một trong những nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm chủng vacxin phòng Covid-19 đợt đầu theo Nghị quyết 21 của Chính phủ. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Phóng viên là một trong những nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm chủng vacxin phòng Covid-19 đợt đầu theo Nghị quyết 21 của Chính phủ. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Thời gian qua, Bộ Y tế đã nỗ lực tìm kiếm, đàm phán với các tập đoàn, công ty để sớm tiếp cận được các nguồn vacxin phòng Covid-19. Đến nay, Bộ Y tế đã đàm phán thành công với AstraZeneca, với Pfizer/BioNTech, với COVAX Facility - một cơ chế chia sẻ vacxin cho toàn cầu. Ngoài ra, Bộ Y tế đã đăng ký với COVAX để mua thêm vacxin phòng Covid-19 theo cơ chế cùng chia sẻ chi phí.

Như vậy, cho đến cuối năm 2021, Việt Nam sẽ có khoảng 110 triệu liều vacxin phòng Covid-19, tuy nhiên nhiệm vụ của Bộ Y tế từ nay đến cuối năm là làm sao có đủ 150 triệu liều vacxin phòng Covid-19 để tiêm chủng cho 75% dân số Việt Nam theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, của Chính phủ.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng cho hay, mục tiêu của Việt Nam không những đảm bảo tiêm chủng vacxin phòng Covid-19 trong năm 2021 mà còn những năm tiếp theo. Bên cạnh đó, vacxin phòng Covid-19 có giá thành khá cao, điều kiện bảo quản tương đối khó, do đó việc tiếp cận, vận chuyển, bảo quản, phân phối và sử dụng vacxin đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của ngành y tế. Do đó, theo sáng kiến của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam thành lập Quỹ vacxin để đảm bảo cơ chế tài chính trong tiếp cận vacxin, để mọi người dân Việt Nam đều được tiếp cận vacxin.

Ngoài ra, Chính phủ cũng đã chỉ đạo Bộ Y tế, các doanh nghiệp tính tới chiến lược phát triển vacxin phòng Covid-19 trong nước, để chủ động nguồn vacxin. “Hiện Bộ Y tế đã và đang tích cực làm việc với các đối tác và huy động một số tập đoàn, doanh nghiệp tham gia vào sản xuất vacxin phòng Covid-19 trong nước, với mục tiêu đến năm 2022 chúng ta sẽ có vacxin phòng Covid-19 “made in” Việt Nam.

Đồng thời, Bộ Y tế đã phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai các phương thức như đàm phán mua công nghệ, hợp tác về công nghệ, hợp tác trong nghiên cứu, sản xuất vacxin. Bộ Y tế đã thành lập Ban Chỉ đạo mua và chuyển giao công nghệ, hiện nay đã có những tín hiệu khả quan”, Bộ trưởng Long nói.

Công ty Cổ phần tập đoàn Ecopark hỗ trợ 1 triệu USD.

Công ty Cổ phần tập đoàn Ecopark hỗ trợ 1 triệu USD.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, để thực hiện những chiến lược tiếp cận vacxin phòng Covid-19 nhanh nhất, rộng nhất, yếu tố rất quan trọng là cần nguồn tài chính đảm bảo, do đó việc huy động sự đóng góp, ủng hộ của các tập đoàn, doanh nghiệp tham gia đồng hành cùng góp tài chính cho Quỹ vacxin là rất cần thiết.

“Thực tế cho thấy, sự hỗ trợ quý báu của các tập đoàn, doanh nghiệp thực sự hiệu quả, góp phần vào thành công của cuộc chiến phòng chống dịch Covid-19 ở nước ta. Chúng tôi mong muốn các đơn vị tiếp tục đồng hành với ngành y tế và cả nước trong cuộc chiến chống dịch Covid-19”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long chia sẻ.

Trước đó, ngày 8/3, Việt Nam bắt đầu triển khai chiến dịch tiêm chủng mở rộng vacxin phòng chống dịch Covid-19. Với nguồn vacxin mới tiếp cận còn hạn chế, Việt Nam trước mắt triển khai tiêm chủng cho các đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết 21 của Chính Phủ đối với 11 nhóm đối tượng ưu tiên. Đây là chiến dịch tiêm chủng vacxin lớn nhất từ trước tới nay của Việt Nam.

Sáng 25/5, đại diện 8 doanh nghiệp, tập đoàn đã trao 125 tỷ đồng, 1 triệu USD và 1 triệu liều vacxin phòng Covid-19 cho công tác phòng, chống dịch.

Cụ thể: Tập đoàn T&T Group hỗ trợ 1 triệu liều vacxin; Công ty Cổ phần tập đoàn Ecopark hỗ trợ 1 triệu USD; Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát hỗ trợ 50 tỷ đồng; Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI hỗ trợ 10 tỷ đồng; Ngân hàng TMCP Tiên Phong – TPBANK hỗ trợ 10 tỷ đồng; Công ty cổ phần Tập đoàn Phenikaa hỗ trợ 20 tỷ đồng; Ngân hàng SHB hỗ trợ 15 tỷ đồng; tập đoàn An Phát Holdings hỗ trợ 20 tỷ đồng.

Xem thêm
Đề xuất tăng chi ngân sách cho giáo dục, y tế

Nếu thực hiện tự chủ, các bệnh viện và trường đại học công lập có thể tăng viện phí hoặc học phí lên cao, khiến người bệnh, người học phải chi trả nhiều tiền hơn.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.