| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 30/11/2011 , 10:04 (GMT+7)

10:04 - 30/11/2011

Kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra

Chưa có thống kê chính xác, nhưng tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp trong cả nước chưa đến 50%. Cùng đó, quá nhiều các khu đô thị mới, khu dân cư đang bỏ hoang vì chưa có người đến ở. Còn các sân golf ở Việt Nam, nơi sử dụng diện tích đất rất lớn, thì vào loại nhiều nhất thế giới!

Chỉ cần nhìn thoáng qua các KCN ở Hà Nam, ai cũng nhận thấy nhiều đất đai ở đây đang trong tình trạng hoang hoá, cỏ dại, lau sậy mọc đầy. Được biết, ở Hà Nam, nhiều KCN có tỷ lệ phủ lấp rất khiêm tốn như Hòa Mạc, rộng 131 ha, nhưng mới cho thuê được 4,8 ha, Đồng Văn II mới cho thuê được 65,8/320 ha, Châu Sơn cũng chỉ mới cho thuê được 36,2/115 ha... Nhiều hạng mục công trình trong tình trạng dở dang, không phát huy được hiệu quả kinh tế. Tình trạng này cũng phổ biến ở nhiều tỉnh thành khác.

Cũng chỉ cần xuống phía Tây Hà Nội, chẳng phải quan sát hay đi lại nhiều, cũng có thể thấy hàng nghìn căn biệt thự, hàng trăm tòa chung cư và đất hoang chưa được xây dựng… nằm san sát mà chưa có người đến ở. Tất nhiên, những miếng đất giá trị này đều có chủ cả, chỉ có điều là mục đích đầu cơ, chứ chưa phải sử dụng.

Trong khi ấy, đất cho bệnh viện, trường học, giao thông… lại thiếu trầm trọng!

Mấy ngày nay đi thị sát tại một số bệnh viện lớn, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã phải thảng thốt trước tình trạng quá tải ở các bệnh viện này. Chuyện một giường ghép 2-3 bệnh nhân là thường, thậm chí bệnh nhân và người nhà còn phải nằm dưới đất, tràn ra cả ban công…

Bà Bộ trưởng đã phải thốt lên rằng: “Dân số từ ngày giải phóng đất nước đến nay tăng, còn bệnh viện và giường bệnh không thêm bao nhiêu. Không có đất nước nào tôi đến, kể cả châu Phi, lại có cảnh bệnh nhân phải nằm gầm giường như ở nước ta. Quỹ đất dành cho bệnh viện quá ít, quá thiếu, trong khi đó đất dành cho khu công nghiệp, khu chế xuất, sân golf quá nhiều”.

Còn ở Hà Nội, trẻ em đá bóng dưới đường phố là lẽ thường tình, vì chúng đâu có sân chơi! Cũng ở Hà Nội, tắc đường ngày nào cũng xảy ra, vì nói như Bộ trưởng Đinh La Thăng là “không còn quỹ đất để mở rộng đường, vì chỉ có 13% đất dành cho giao thông”.

Tại diễn đàn Quốc hội mới đây về kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) và quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền cho rằng, Luật Đất đai năm 1993 đã nhiều lần sửa đổi, bổ sung, nhưng tiêu chí về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất vẫn rất chung chung nên còn tồn tại nhiều kẽ hở.

Theo đại biểu này, 10 năm qua, quy hoạch đất đai quá nhiều bất cập khi nhà nhà đi làm khu kinh tế, mở khu công nghiệp, sân golf, cảng biển, sân bay... khiến những khu công nghiệp không ai vào, cảng không tàu, sân bay nằm chết. Trong khi nhiều dự án được bố trí đất dễ dàng theo kiểu “cứ xin là có” thì việc xây dựng bệnh viện, trường học, sân chơi cho trẻ em… cả chục năm vẫn không thể bố trí được do không có đất. Nói như ông Quyền thì đây là tình trạng “kẻ ăn không hết, người lần không ra”, rất bất bình thường!

Quy hoạch đất đai như thế sao có thể gọi là thành công.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm