| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 22/03/2017 , 06:35 (GMT+7)

06:35 - 22/03/2017

Kê khống hàng chục tỷ đồng, sao chỉ phải bồi hoàn thôi?

Mấy hôm nay, dư luận hết sức bàng hoàng trước thông tin do Kiểm toán Nhà nước công bố về kết quả kiểm toán các gói mua sắm trang thiết bị y tế của tỉnh Gia Lai. 

Hầu hết đều bị đội giá bằng hình thức kê khống. Cụ thể, gói mua sắm thiết bị tại Bệnh viện Lao phổi có giá trị thực 12,1 tỷ đồng, được kê khống thành 22,3 tỷ đồng. Gói mua máy thở tại bệnh viện tỉnh, giá trị thực là 6,6 tỷ, được kê khống thành 10,1 tỷ. Gói mua trang thiết bị y tế tại bệnh viện tâm thần kinh có giá trị thực 5,6 tỷ đồng, được kê khống thành 16,7 tỷ đồng. Gói mua trang thiết bị y tế cho bệnh viện Chư Pửh, giá trị thực chỉ 9,6 tỷ, nhưng được kê khống thành 22,1 tỷ.

Chỉ sơ sơ mấy gói mua sắm ấy thôi, số kê khống đã lên tới trên 35 tỷ đồng. Còn rất nhiều gói mua sắm khác nữa, cũng trong tình trạng đó, như chỉ mua một cái kính hiển vi cho bệnh viện đa khoa tỉnh, để phục vụ cho việc phẫu thuật thần kinh cột sống, cũng đã bị kê khống, vượt giá trị thực đến 8,7 tỷ đồng.

Tất cả những con số kê khống trên, đã được ông Mai Xuân Hải, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai, công nhận. Kinh phí để mua sắm những trang thiết bị nói trên đều lấy từ nguồn vốn đầu tư phát triển.

Cơ quan Kiểm toán Nhà nước đã có yêu cầu khắc phục hậu quả bằng cách bồi hoàn, nộp ngân sách Nhà nước những khoản kê khống, chi sai nói trên.

Điều khiến dư luận bàng hoàng và bức xúc chính là chỗ này đây. Kê khống một số tiền khổng lồ như thế, tại sao lại chỉ phải bồi hoàn mà không kèm theo một hình thức xử lý nào khác? Kê khai khống là một hình thức lừa đảo, có mục đích chiếm đoạt tài sản. Trong trường hợp này là chiếm đoạt tiền của ngân sách Nhà nước. Và thực tế thì việc chiếm đoạt đó đã hoàn thành rồi, chỉ khi Kiểm toán Nhà nước vào cuộc, thì hành vi đó mới bị phát lộ.

Như vậy, hành vi của những cá nhân kê khai khống đó đã có dấu hiệu cấu thành tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, được quy định tại điều 139 BLHS (dùng thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản...), và hành vi trên phải được quy vào khoản 4 điều luật này (chiếm đoạt tài sản có giá trị trên 500 triệu đồng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng) với hình phạt cao nhất là tử hình, đồng thời phải áp dụng thêm khoản 5 (người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 50 đến 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ 5 năm).

Nếu vụ này mà không bị xử lý hình sự, thì sẽ tạo tiền lệ cho rất nhiều vụ kê khai khống khác, ở rất nhiều lĩnh vực có liên quan đến mua sắm công. Những kẻ được quyền mua sắm sẽ thẳng tay kê khai khống để chiếm đoạt. Nếu chẳng may kiểm toán phát hiện, thì chỉ phải nộp lại phần kê khai khống đó. Còn ngược lại, thì cái túi tham sẽ đầy căng.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm