| Hotline: 0983.970.780

Kẻ phi tang xác người tình ở Sài Gòn xin giảm nhẹ hình phạt

Thứ Tư 28/12/2016 , 13:34 (GMT+7)

Từng muốn tòa xử mức án cao nhất "để làm gương cho người khác", kẻ đoạt mạng người tình trong lúc phê ma túy lại xin giảm nhẹ hình phạt với lý do con còn nhỏ. 

Ngày 28/12, TAND Cấp cao tại TP HCM bác đơn xin giảm án, giữ nguyên hình phạt tử hình đối với Đặng Văn Tuấn (46 tuổi) về tội Giết người.

Theo HĐXX, Tuấn mới mãn hạn tù về tội Mua bán trái phép chất ma túy chưa đầy một năm lại gây trọng án. Anh ta giết người tình phân thành nhiều phần đem phi tang là hành vi man rợ, phải xử lý nghiêm.

ke-phi-tang-xac-nguoi-tinh-o-sai-gon-xin-giam-nhe-hinh-phat
Tuấn xin giảm nhẹ hình phạt nhưng không được chấp nhận. Ảnh: B. N.
 

Bản án sơ thẩm xác định, năm 2013 vừa ra tù, Tuấn cùng con trai về ở với em ruột tên Thành (38 tuổi) trong căn nhà cha mẹ để lại tại phường Cầu Kho, quận 1. Tuấn sau đó nảy sinh tình cảm với Hạnh (41 tuổi, sống như vợ chồng với Thành).

Thời gian này Hạnh có mâu thuẫn với chú ruột, nhờ Tuấn giả vờ yêu người thím để chồng bà này ghen tức mà ly hôn. Tình giả thành thật, Tuấn sau đó yêu luôn thím của Hạnh. Biết chuyện, Hạnh nổi cơn ghen dọa giết cả nhà Tuấn.

Chiều 28/9/2014, chị Hạnh ngồi trang điểm, nói chuyện điện thoại với bạn. Lúc này Tuấn vừa hút ma túy đá. Bị ảo giác, hắn nghĩ chị này kêu người đến chém gia đình mình nên cầm chày gỗ đập nhiều cái vào đầu nạn nhân, siết cổ đến chết. Gây án xong Tuấn khóa cửa không cho em và con trai vào nhà.

Hai ngày sau, sợ bị phát hiện, Tuấn mua dầu hôi đổ lên xác chị Hạnh để "khử mùi tử khí" rồi phân thành nhiều phần cho vào 7 bao nylon. Đợi lúc rạng sáng, anh ta mang vứt bên lề đường và dưới chân cầu Lò Gốm (quận 6). Tuấn cố thủ trong nhà định tự tử khi cảnh sát đến bắt nhưng sau đó ném chìa khóa cho họ vào cứu.

Hồi tháng 8, TAND TP HCM xử sơ thẩm, Tuấn xin nhận mức án cao nhất "để làm gương cho người khác" vì cho rằng tội ác gây ra quá lớn. Tuy nhiên, sau khi nhận bản án tử hình, anh ta xin giảm nhẹ với lý do còn con nhỏ.

VnExpress

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm