| Hotline: 0983.970.780

Kênh mương bị lấn chiếm, cả làng bỏ ruộng

Thứ Ba 09/06/2015 , 06:15 (GMT+7)

Kênh thủy lợi bị lấn chiếm làm nhà, nước không thể vào ruộng, thay vào đó là nước thải sinh hoạt, quá bức xúc, 162 hộ dân xóm Đông, thôn My Cầu, xã Tân Hồng (Bình Giang – Hải Dương) đã đồng loạt bỏ ruộng./ 1m2 đất ruộng, giá ngang bát phở

Hơn 50 ha bờ xôi ruộng mật nay thành đồng khô cỏ cháy. Vụ xuân, bồ thóc dân xóm Đông không một hạt. Vụ mùa cận kề, chính quyền địa phương vẫn loay hoay giải quyết nhưng chưa có lối thoát.

Đồng khô cỏ cháy

Câu chuyện người xóm Đông rủ nhau bỏ ruộng cứ âm ỉ nửa năm nay. Đi đâu cũng nghe dân râm ran bàn “mưu kế” xử lý mấy căn nhà lấn chiếm dòng kênh. Cả xóm Đông có 162 hộ thì tất thảy đều bỏ ruộng. Và trưởng thôn cũng không phải ngoại lệ.

Ông Nguyễn Văn Núi, trưởng thôn My Cầu cho biết, diện tích đất ruộng bị bỏ hoang trong vụ xuân 2015 chính xác là 51 ha, chiếm trên 50% gieo cấy cả thôn.

Cuối năm 2014, hơn chục hộ dân sống dọc theo QL 392 (xã Tân Hồng) có hành vi lấn chiếm, làm công trình trên hệ thống kênh thủy lợi. Thậm chí như hộ ông Phạm Đình Chiến xây luôn nhà 3 tầng đè lên mặt kênh. Toàn bộ phần móng của ngôi nhà bít cứng dòng chảy.

Nước tưới không thể vào ruộng, thay vào đó là nguồn nước thải sinh hoạt đen ngòm thâm nhập. Đúng dịp cả thôn, xã thực hiện dồn điền đổi thửa để xây dựng nông thôn mới, người xóm Đông nhất quyết không chịu gắp thăm, nhận ruộng cấy. Buổi gắp thăm lọp chọp có ông Núi và vài hộ. Nhưng rồi tất cả đều đứng dậy, ai về nhà nấy.

“Chỉ có dăm hộ, trong đó có nhà tôi gắp thăm nhận ruộng. Nghĩ đi nghĩ lại, có trồng cấy cũng chẳng ăn thua, vì nước nôi như thế. Vài nhà trồng giữa cánh đồng, có trồng rồi cũng bị chuột bọ, sâu hại, ốc bươu vàng xơi sạch thôi”, ông Núi bùi ngùi. Thấy tình hình có vẻ căng, UBND huyện Bình Giang cấp giống miễn phí. Lác đác vài hộ đến xem sự tình rồi cắp nón về.

Bà Vũ Ngọc Tịnh, xóm Đông bức xúc, nhà trồng hơn mẫu ruộng, một vụ thu được trên dưới 2 tấn thóc, cả nhà trông cả vào đó nhưng tức nước vỡ bờ, nhất quyết bỏ ruộng. Nhìn dòng kênh bị chặn đứng, nước thải tràn vào ruộng, bà Tịnh đành ngậm ngùi.

Chị Vũ Thị Hoan, cùng xóm Đông xót xa bảo, trong nhà giờ chỉ còn hơn tạ thóc, làm sao đủ cho tới vụ sau. 3 khẩu ăn trông cả vào hơn 6 sào ruộng, nhưng cấy thì khác gì đầu hàng, mặc cho người ta lấn chiếm. 

17-38-48_2
Hơn 50ha ruộng bị người dân xóm Đông bỏ hoang vì bức xúc

Khổ như nhà ông Đỗ Văn Thếnh, ba thế hệ sống dưới một mái nhà cũng đành bỏ ruộng. Ông Thếnh trên có mẹ già gần trăm tuổi, dưới có con trai bị tai biến, vợ thì ốm đau triền miên. Nhưng cả làng, cả xóm bỏ ruộng, ông cũng phải bỏ theo.

Chính quyền thiếu trách nhiệm!?

Trưởng thôn My Cầu dẫn chúng tôi đi một vòng các công trình lấn chiếm kênh mương. Đập vào mắt là căn nhà 3 tầng, lòi ra sau căn nhà 4 tầng, bít gần hết dòng kênh tưới tiêu. Cách con kênh là hơn 50ha ruộng bị bỏ hoang. Nếu ông Núi không nói, tôi nghĩ đó là đất dự án, đất giải tỏa gì đó. Cỏ dại mọc kín mặt ruộng trông xót xa.

Tôi hỏi người dân xóm Đông, các bác có tâm tư gì không. Họ thủng thẳng, tâm tư thì vẫn muốn bám lấy ruộng đồng, kiếm hạt thóc mà ăn, nông dân mà bỏ ruộng cũng chẳng vui vẻ gì. Chỉ có điều, làm sao phải phá dỡ được ngôi nhà lấn chiếm, trả lại kênh mương, thuận tiện cho việc lấy nước sản xuất. Nếu không, vụ mùa tới, ruộng xóm Đông lại thành đồng khô, cỏ cháy.

Theo ông Núi, phần đất nhà ông Chiến đã có sổ đỏ, được cấp từ năm 1997. Riêng phần lấn chiếm được xây cất từ cuối năm 2013. Khi người dân kiến nghị, UBND xã Tân Hồng đã tiến hành đo đạc lại toàn bộ diện tích kênh mương dọc QL 392.

Kết quả, hộ ông Chiến đã lấn chiếm 9 m2, chiều rộng 1 mét, dài 9 mét, hoàn toàn nằm trên dòng kênh. Xã Tân Hồng đã ra quyết định xử phạt hành chính, vận động gia đình này tự nguyện tháo dỡ công trình, trả lại hiện trạng đất sản xuất.

Tuy nhiên, đến tháng 6/2015, công trình 3 tầng này vẫn nằm chình ình trên bờ kênh, mặc chính quyền, người dân phản đối quyết liệt.

Không nhất trí với quyết định của UBND xã Tân Hồng, ông Chiến đâm đơn khiếu nại, cho rằng gia đình không sai, nếu có sai thì thuộc về chính quyền địa phương. Tại sao vụ việc không được ngăn chặn ngay từ đầu khi ông Chiến khởi công xây dựng? Ông Núi cho biết, đây là chuyện đã xảy ra từ đời vị trưởng thôn trước.

Ông vừa mới lên nhậm chức được hơn tháng, tay chưa cầm tiền lương nên không rõ. Người dân cho rằng, lãnh đạo từ thôn tới xã đã thiếu trách nhiệm, thiếu sát sao địa bàn mới để cơ sự xảy ra.

17-38-48_3
10h20 phút, trụ sở UBND xã Tân Hồng không một bóng người

Theo ông Núi, chính quyền địa phương vẫn đang vận động người dân nhận lại ruộng để sản xuất vụ mùa tới. Hiện đã có một số hộ đồng ý. Huyện cũng đã có ý kiến sẽ hỗ trợ lúa giống, nhưng xem chừng vụ việc sẽ còn kéo dài.

Để tìm hiểu rõ hơn vụ việc, PV đã tìm đến gặp lãnh đạo UBND xã Tân Hồng. Ngạc nhiên, 10h20, trụ sở UBND xã này vắng tanh như chùa bà Đanh. Tất cả các phòng làm việc đều tắt điện, khóa trái. Riêng phòng Tiếp dân sáng trưng… vì không có cửa, bàn ghế cũng không có một chiếc.

Đang loay hoay, PV được một người mặc quần đùi, áo ba lỗ trắng đi từ phòng bảo vệ ra bảo “Chú tìm ai, đến làm việc muộn thế. Ở đây toàn 10h là nghỉ thôi, cùng lắm là 10h15, các ông ấy vừa về xong. Chiều chú đến thì đến sớm, 4h là họ nghỉ hết rồi”. Tôi mắt tròn, mắt dẹt quay ra.

Theo thông báo số 27, ngày 23/3/2015 của UBND tỉnh Hải Dương, cơ quan Nhà nước trên địa bàn thực hiện giờ làm việc mùa hè sáng từ 7h – 11h30, chiều từ 13h30 – 17h. Đối chiếu quy định, mỗi ngày cán bộ xã Tân Hồng đã “ăn bớt” thời gian làm việc từ 2 – 3 tiếng đồng hồ. Điều này càng làm người dân thêm bức xúc về thái độ làm việc thiếu trách nhiệm, đi muộn về sớm của những bậc phụ mẫu địa phương.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm