| Hotline: 0983.970.780

Kết nối nâng cao giá trị nông sản Tây Nguyên khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu

Thứ Bảy 21/05/2022 , 10:17 (GMT+7)

Sáng 21/5, Bộ NN-PTNT phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai tổ chức Diễn đàn 'Kết nối Tây Nguyên: Kết nối chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ nông sản vùng Tây Nguyên'.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Nông nghiệp Tây Nguyên liên tục phát triển theo hướng phát huy tiềm năng, lợi thế vùng, thích ứng với biến đổi khí hậu, phù hợp với cơ chế thị trường. Ảnh: Tuấn Anh.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Nông nghiệp Tây Nguyên liên tục phát triển theo hướng phát huy tiềm năng, lợi thế vùng, thích ứng với biến đổi khí hậu, phù hợp với cơ chế thị trường. Ảnh: Tuấn Anh.

Diễn đàn với nội dung “Kết nối chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ nông sản vùng Tây Nguyên” sẽ mở ra cơ hội để các tỉnh Tây Nguyên giới thiệu tiềm năng, lợi thế của tỉnh trong phát triển nông nghiệp. Đồng thời tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước gặp gỡ, kết nối giao thương, hợp tác phát triển trong liên kết chuỗi sản xuất, tiêu thụ nông sản và tiêu thụ các sản phẩm OCOP.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, Tây Nguyên có tổng diện tích đất nông nghiệp trên 5 triệu ha, chiếm 91.75% diện tích đất tự nhiên, trong đó có 1,3 triệu ha đất đỏ bazan.

Đây cũng là một trong những trung tâm sản xuất nông sản hàng hóa lớn của cả nước với sự dồi dào về sản lượng và phong phú về chủng loại nông sản gắn với công nghiệp chế biến, phát triển du lịch sinh thái.

Với khí hậu thuận lợi cho phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, cây dược liệu chất lượng cao, sản lượng lớn và khả năng cạnh tranh, như cà phê, hồ tiêu, bơ, sầu riêng, cao su, sắn, gỗ, sâm Ngọc Linh... phát triển chăn nuôi đại gia súc, nuôi trồng thủy sản cả nước lạnh.  Trong đó, Tây Nguyên đứng đầu cả nước về sản lượng cà phê, hồ tiêu, bơ, chanh leo.

Nhờ vậy, nông nghiệp Tây Nguyên liên tục phát triển theo hướng phát huy tiềm năng, lợi thế vùng, thích ứng với biến đổi khí hậu, phù hợp với cơ chế thị trường.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, “Diễn đàn kết nối Tây Nguyên” sẽ tạo động lực mới, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển nông nghiệp trên địa bàn theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.

Diễn đàn thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp nhằm kết nối, tiêu thụ nông sản Tây Nguyên. Ảnh: Tuấn Anh.

Diễn đàn thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp nhằm kết nối, tiêu thụ nông sản Tây Nguyên. Ảnh: Tuấn Anh.

Trong đó, tập trung thảo luận việc đẩy mạnh kết nối cả ở trong và ngoài nước mở rộng không gian tiêu thụ nông sản và nâng cao giá trị hàng nông sản Tây Nguyên khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu; đổi mới mô hình phát triển từ chiều rộng sang chiều sâu, có giá trị gia tăng cao và bền vững; khai thác tài nguyên đi đôi với bảo vệ, bảo tồn, phát triển hệ sinh thái nông nghiệp và văn hóa truyền thống các dân tộc Tây Nguyên.

Tích hợp đa ngành đa giá trị gắn kết chặt chẽ giữa các tỉnh vùng Tây Nguyên với các vùng kinh tế khác theo chuỗi giá trị. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ cao, công nghệ số trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ và điều phối các hoạt động phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn liên vùng, liên tỉnh.

Phát biểu tại Diễn đàn, Phó Chủ tịch UBND Gia Lai Kpă Thuyên cho biết, Diễn đàn Kết nối Tây Nguyên là dịp để các tỉnh, thành phố ký kết, hợp tác, xúc tiến tiêu thụ nông sản, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Đồng thời, mong muốn và tin tưởng rằng, với sự quyết tâm, nỗ lực của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự đồng thuận của nhân dân, đặc biệt là sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các bộ, ngành Trung ương, sự giúp đỡ, hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, sự đồng hành, hợp tác của tỉnh, các doanh nghiệp, ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nói riêng và vùng Tây Nguyên nói chung sẽ có những bước chuyển biến mạnh mẽ, tạo động lực góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, phát triển nhanh và bền vững.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Người dân ĐBSCL sáng tạo, thích ứng tốt với xâm nhập mặn

ĐBSCL Trải qua các đợt ảnh hưởng xâm nhập mặn, người dân ĐBSCL tích lũy nhiều kinh nghiệm, chủ động, sáng tạo các giải pháp ứng phó trong mùa khô 2023 - 2024.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

'Hạ nhiệt' những 'điểm nóng' thiếu nước sinh hoạt

Những xã khu Đông huyện Phù Mỹ (Bình Định) luôn là 'điểm nóng' về thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô hạn, nhưng năm nay khu vực này đã được hạ nhiệt căng thẳng.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm