| Hotline: 0983.970.780

Khai mạc Giải Cầu lông học sinh - sinh viên mở rộng tranh cúp Báo Tuổi trẻ Thủ đô lần thứ X

Thứ Sáu 29/09/2023 , 12:06 (GMT+7)

Được tổ chức liên tục trong suốt 9 năm qua, bước sang mùa thứ 10, giải cầu lông đã trở thành giải đấu uy tín đối với học sinh, sinh viên Thủ đô.

Ông Nguyễn Mạnh Hưng - Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô, Trưởng Ban tổ chức giải - tặng cờ lưu niệm tới các vận động viên.

Ông Nguyễn Mạnh Hưng - Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô, Trưởng Ban tổ chức giải - tặng cờ lưu niệm tới các vận động viên.

Sáng 29/9, tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao quận Long Biên (Lô TH 05 khu đô thị mới Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội) đã diễn ra Lễ khai mạc Giải Cầu lông Học sinh - Sinh (HS - SV) TP Hà Nội mở rộng tranh cúp Báo Tuổi trẻ Thủ đô lần thứ X, năm 2023.

Diễn ra từ ngày 29/9 - 1/10, giải được Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức nhằm thúc đẩy phong trào rèn luyện thể thao, phát huy năng khiếu, tăng cường sức khỏe, góp phần tạo không khí thi đua sôi nổi, tinh thần giao lưu học hỏi, tăng tình đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau giữa các trường và học sinh, sinh viên, đoàn viên, thanh niên.

Phát biểu khai mạc Giải Cầu lông học sinh sinh viên Hà Nội tranh cúp Báo Tuổi trẻ Thủ đô lần thứ X, ông Nguyễn Tiến Hưng - Ủy viên BCH Trung ương Đoàn, Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam TP Hà Nội khẳng định: Được tổ chức liên tục trong suốt 9 năm qua, bước sang mùa thứ 10, giải cầu lông đã trở thành giải đấu uy tín đối với học sinh, sinh viên Thủ đô.

Minh chứng rõ ràng nhất cho điều đó là quy mô giải ngày càng được mở rộng với số lượng vận động viên lớn tham dự giải. Năm sau cao hơn năm trước và chất lượng giải cũng ngày càng được nâng cao.

Giải Cầu lông học sinh - sinh viên TP Hà Nội mở rộng tranh cúp báo Tuổi trẻ Thủ đô qua 10 năm đã thu hút được hàng chục ngàn vận động viên là học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, học sinh THPT, giảng viên, giáo viên trên địa bàn Thủ đô và cả nước tham gia. Năm nay, giải tiếp tục nhận được sự quan tâm đặc biệt của các trường đại học, cao đẳng, THPT trên địa bàn thành phố.

Tính đến ngày 25/9/2023 đã có khoảng 1.200 vận động viên nam, nữ các lứa tuổi đăng ký dự thi. Để có được sự thành công vượt bậc này, không thể thiếu vắng sự góp sức, chung tay của các đơn vị đồng hành với giải đấu.

Đặc biệt Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng ghi nhận công lao to lớn của người sáng lập Giải Cầu lông học sinh - sinh viên TP Hà Nội mở rộng tranh cúp Báo Tuổi trẻ Thủ đô. Cách đây 9 mùa giải, khi đó trong cương vị Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội TP Hà Nội, ông Trần Anh Tuấn (hiện nay giữ chức vụ Bí thư Thị ủy Sơn Tây, Hà Nội) với tình yêu bộ môn thể thao này, bằng trách nhiệm của thủ lĩnh Đoàn Thanh niên đã chỉ đạo Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức Giải Cầu lông học sinh - sinh viên tranh cúp Báo Tuổi trẻ Thủ đô lần thứ Nhất.

Cũng từ những ngày đầu thành lập, giải được đồng hành cùng bà Bùi Kim Hà khi đó là Phó Tổng thư ký liên đoàn Cầu lông Hà Nội tham gia trong vai trò là Tổng trọng tài điều hành giải. Đến mùa thứ 10, bà Hà vẫn gắn bó với giải trong nhiệm vụ của một người “cầm cân, nảy mực” cho mỗi trận đấu.

Những mùa giải đầu, số lượng vận động viên tham gia chỉ từ 200 đến 300 người. Các vận động viên tham gia tranh tài ở 2 hệ: Nâng cao (đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nam nữ) và phong trào (2 nhóm tuổi 16 - 18 tuổi và 19 - 25 tuổi của các nội dung đôi nam, đôi nữ, đôi nam nữ).

Tính đến nay, qua 9 mùa thi đấu, Giải Cầu lông học sinh - sinh viên tranh cúp Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã đổi tên thành Giải Cầu lông học sinh - sinh viên thành phố Hà Nội mở rộng tranh cúp Báo Tuổi trẻ Thủ đô với sự tham dự của hơn 1.200 vận động viên đến từ Hà Nội và mở rộng tới địa bàn 9 tỉnh lân cận.

Tại lễ khai mạc, để tri ân công lao to lớn của người sáng lập giải đấu, Ban Tổ chức trân trọng trao tặng kỷ niệm chương tới ông Trần Anh Tuấn - Thành ủy viên, Bí thư Thị ủy Sơn Tây và bà Bùi Kim Hà.

Nhiều năm qua, cùng với việc nâng cao chất lượng nội dung của tờ báo, các hoạt động xã hội cũng liên tiếp được Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức. Từ những chương trình do báo triển khai, hàng ngàn suất quà, học bổng được trao tới tay các gia đình, em nhỏ khó khăn trên mọi miền đất nước.

Tại lễ khai mạc, ban tổ chức dành tặng 25 suất học bổng cho các em học sinh nghèo vượt khó học giỏi của quận Long Biên. Mỗi suất học bổng gồm 2 triệu đồng tiền mặt và quà tặng.

Tính đến ngày 25/9/2023 đã có khoảng 1.200 vận động viên nam, nữ các lứa tuổi đăng ký dự thi.

Tính đến ngày 25/9/2023 đã có khoảng 1.200 vận động viên nam, nữ các lứa tuổi đăng ký dự thi.

Phát biểu tại lễ khai mạc Giải Cầu lông Học sinh - Sinh viên thành phố Hà Nội tranh cúp Báo Tuổi trẻ Thủ đô lần thứ X năm 2023, nhà báo Nguyễn Mạnh Hưng - Tổng Biên tập Báo Tuổi trẻ Thủ đô, Trưởng ban tổ chức giải nhấn mạnh: “Qua 9 mùa tổ chức thành công, giải đã tạo được uy tín, thương hiệu, thực sự trở thành một sân chơi bổ ích cho người trẻ.

Đến với giải, các bạn không chỉ thi đấu đoạt giải mà còn có sự trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong học tập, kỹ năng sống... Từ giải đấu, Báo Tuổi trẻ Thủ đô mong muốn sẽ tiếp tục nhân rộng, phát triển những hành trình đẹp về sức trẻ, sự đóng góp nhiệt huyết, sức sáng tạo, của tuổi trẻ trong công cuộc xây dựng Thủ đô và đất nước ngày càng giàu, mạnh”.

Đặc biệt, đánh dấu tròn 10 năm Giải Cầu lông học sinh - sinh viên thành phố Hà Nội mở rộng tranh cúp Báo Tuổi trẻ Thủ đô, tất cả các vận động viên và cổ động viên tham gia thi đấu, cổ vũ đều được bốc thăm trúng thưởng và có cơ hội trúng xe máy. Đồng thời, 8 tập thể, vận động viên đoạt giải cao sẽ nhận 8 chiếc xe máy do hãng Hyosung Việt Nam sản xuất.

Bên cạnh đó, giải đấu năm nay có sự vào cuộc chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hà Nội; Sở Văn hóa và Thể thao TP Hà Nội; Thành đoàn Hà Nội. Các đơn vị sẽ trao giấy chứng nhận đạt giải thưởng ở các hệ thi đấu nâng cao và phong trào cho vận động viên đạt giải.

Giải khai mạc sáng 29/9 và bế mạc vào chiều 1/10 tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao quận Long Biên (Lô TH 05 khu đô thị mới Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội).

Các nội dung thi đấu của giải:

* Đối tượng A: Sinh viên đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề và phổ thông trung học có đẳng cấp, kiện tướng quốc gia, đạt huy chương ở các giải nằm trong hệ thống Giải của Liên đoàn Cầu lông quốc tế và Liên đoàn Cầu lông Việt nam; Giải sinh viên toàn quốc từ năm 2019 trở lại đây thi đấu giải nâng cao.

Các vận động viên thi đấu 5 nội dung: Đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ và đôi nam nữ.

* Đối tượng B: Sinh viên, học sinh hệ chính quy tập trung dài hạn đang học trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề và phổ thông trung học

Các vận động viên thi đấu 3 nội dung là đôi nam, đôi nữ và đôi nam nữ (Nhóm 1: Từ 18 tuổi trở xuống (năm sinh 2006 trở xuống); Nhóm 2: Từ 19-26 tuổi (năm sinh 2005 - 1998).

Xem thêm
Trưng bày 70 tác phẩm mỹ thuật về lịch sử chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngày 26/4, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam khai mạc triển lãm ‘Đường lên Điện Biên’ nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm