| Hotline: 0983.970.780

Thứ Hai 04/12/2017 , 07:26 (GMT+7)

07:26 - 04/12/2017

Khi BOT trở thành 'tội đồ'

Sự kiện tại BOT Cai Lậy thời gian đây lại “nóng” lên. Báo chí thậm chí gọi đây là “cuộc đấu” giữa các “thượng đế” tài xế và “ông chủ” BOT.

Trong “cuộc đấu” đó, phải đến hàng chục năm rồi người ta mới lại thấy sự xuất hiện của tiền lẻ mệnh giá 100 đồng! Kể từ khi BOT Cai Lậy chính thức thu phí trở lại vào lúc 9h ngày 30/11 sau nhiều tháng tạm dừng thu thì các tài xế qua trạm này đã bắt đầu phản ứng bằng việc đưa mệnh giá 500.000 đồng rồi đến chiêu đưa tiền lẻ mệnh giá 200đ, 500đ.... Trong buổi sáng 30/11, BOT Cai Lậy phải xả trạm 2 lần.

Ùn tắc nghiêm trọng xảy ra khi tài xế đưa 25.100 đồng để trả mức phí 25.000 đồng và yêu cầu nhân viên trả lại 100đồng. Tình hình này khiến trạm này buộc phải xả trạm lần 3 vào đúng 2h30 sáng ngày 1/12.Cho đến nay, số lần xả trạm tại Cai Lậy lên tới cả chục lần.

Xe nối đuôi nhau ùn tắc. Không rõ bao nhiêu tổ chức, doanh nghiệp, người dân chịu thiệt hại vì không lưu thông nổi. Thậm chí, còn có hiện tượng tài xế bị chém nghi có liên quan đến vụ cẩu xe ô tô ở BOT Cai Lậy.

Thế nhưng, thật kỳ lạ là có vẻ như trong cuộc chiến này, dư luận lại đứng về phía các tài xế, là nguyên nhân gây nên tắc đường và hỗn loạn.

Đồng nghĩa với đó, chủ BOT trở thành “nhân vật phản diện” và bị chỉ trích. Cách đây vài tháng, trên mạng còn lan truyền một bài nhạc chế về BOT Cai Lậy trên nền giai điệu “Trường Sơn Đông – Trường Sơn Tây”. Không ít ý kiến cho rằng, đây là một cách ứng xử văn minh và ôn hòa mà phía khách hàng có thể sử dụng để biểu thị thái độ với bên cung cấp dịch vụ.

Dù gì, trong quan hệ kinh tế, khách hàng vẫn là thượng đế. Song theo phản ánh trên báo chí thì nhiều tài xế đi qua BOT Cai Lậy nói rằng, với BOT Cai Lậy họ chỉ là “ăn mày” còn chủ BOT “làm cũng chẳng lấy ý kiến dân, dịch vụ đưa ra cũngkhông hề quan tâm đến khách hàng”... Vấn đề có lẽ chính là nằm ở đây.

Cai Lậy không phải là trường hợp hiếm hoi, duy nhất. Chúng ta từng chứng kiến sự phản đối của người dân đối với chủ đầu tư BOT, điển hình như vụ BOT cầu Bến Thủy 1 (Nghệ An), BOT Cầu Rác (Hà Tĩnh)... Các BOT “có vấn đề” chủ yếu xoay quanh chính sách phí chưa nhận được sự đồng thuận của xã hội, chất lượng xây dựng và bảo trì một số dự án chưa đạt yêu cầu...

Đại biểu Quốc hội, chuyên gia kinh tế nói đi, nói lại chuyện BOT được lập trên các tuyến đường huyết mạch, độc đạo khiến người dân không có sự lựa chọn nào khác, thế nhưng, vấn đề này vẫn chưa có lời giải thấu đáo.

Tại phiên họp thường kỳ mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phải lên tiếng chỉ đạo “không để kéo dài tình trạng này”.

Tuy nhiên, với những phương án như giảm mức thu phí nhưng kéo dài thời gian thu phí thì liệu có thể giải quyết được rốt ráo, căn cơ câu chuyện BOT? Người tiêu dùng bây giờ thông thái lắm. Làm sao yên tâm được khi cứ mỗi lần có kiểm toán vào cuộc là lại có chuyện BOT “đội vốn”, BOT bị đề nghị phải giảm thời gian thu?

Lại nhớ, ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tasco, người từng được gọi là “ông trùm” BOT có lần than vãn không muốn làm BOT nữa vì bị chịu áp lực quá lớn từ dư luận, bị đối xử như “tội đồ”. Nhưng, ở mặt khác, các doanh nghiệp làm BOT và cả phía các cơ quan chức năng cũng phải nhìn lại, vì sao mới nên nỗi? Xung đột nào cũng có cái cớ của nó.

Cá nhân tôi không cổ xúy cho việc phản đối BOT. Hơn 170.000 tỷ đồng huy động được cho 58 dự án BOT từ năm 2011 đến nay là một con số không hề nhỏ. Tuy nhiên, người dân không xin không của doanh nghiệp số tiền đó. Nếu họ không trả bằng tiền thuế (qua ngân sách) thì họ cũng “trả góp dần” qua phí BOT, bài toán kinh tế rất sòng phẳng. Chính vì thế, điều mà người dân cần cũng chính là câu trả lời sòng phẳng, minh bạch từ các bên.

Nói gì thì nói, cái cảm giác bị qua mặt, bị “móc túi” vì các thỏa thuận ngầm thật chẳng dễ chịu gì!

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm