| Hotline: 0983.970.780

Thứ Hai 16/03/2020 , 09:39 (GMT+7)
Vũ Hữu Sự

Vũ Hữu Sự

Nhà Văn 09:39 - 16/03/2020

Khi các thày cũng 'học giả, bằng thật'

Lâu nay, nạn “học giả, bằng thật”, tức là chỉ đến trường “ghi danh” để theo học cho có, còn học hành thì buổi đực buổi cái, thậm chí chẳng cần phải đến trường.

Lâu nay, nạn “học giả, bằng thật”, tức là chỉ đến trường “ghi danh” để theo học cho có, còn học hành thì buổi đực buổi cái, thậm chí chẳng cần phải đến trường. Nhưng điểm thi các học kỳ, điểm thi các tín chỉ đều đạt, thậm chí đạt cả loại khá và giỏi. Bởi tất cả đều được đổi bằng... tiền.

Rồi đến kỳ thi tốt nghiệp, tất cả đều đỗ và đều được cấp những tấm bằng thật, bằng “xịn”, đã diễn ra ở rất nhiều trường đại học, thậm chí có những trường danh tiếng, thuộc tốp đầu của nền đại học Việt Nam.

Những đối tượng “học giả, bằng thật” đó thường là những quan chức đã được giữ hoặc chuẩn bị được đề bạt vào các vị trí lãnh đạo ở các cơ quan, họ cần một tấm bằng đại học để “hợp lý hóa hồ sơ”.

Thế nhưng gần đây, dư luận hết sức xôn xao khi theo điều tra của một số cơ quan thông tin đại chúng, thì đến các thày giáo cũng “học giả” để lấy “bằng thật”.

Theo phản ánh trên báo Lao động Oline, thì đó là những thày đang giảng dạy ở các trường đại học, nhiều trường rất nổi tiếng, thậm chí có cả những tiến sỹ được đào tạo ở nước ngoài như Mỹ, Anh...

Những người đó muốn được công nhận là giảng viên trong các trường đại học thì bắt buộc phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Thế là quá trình “học giả” để lấy “chứng chỉ thật” của trường Đại học Sư phạm Hà Nội bắt đầu.

Công ty cổ phần giáo dục Việt Nam (trụ sở tại A3P2 khu tập thể giáo viên đại học ngoại ngữ, Cầu Giấy, Hà Nội) đã đứng ra thu tiền của các thày muốn có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm rồi hướng dẫn họ ký khống vào tờ danh sách điểm danh các môn học. Chỉ ký vào bảng điểm danh thôi chứ không cần đến lớp, không cần nghe giảng (có đến lớp đâu mà nghe giảng?).

Đến ngày thi, các thí sinh bậc... thày này đều được phát sẵn tài liệu, mang vào phòng thi để chép. Tất nhiên, sản phẩm của kỳ thi là những bài làm cực kỳ hoàn hảo, những bài làm đẹp “y như sách”. Và kết quả là các thày được cấp những tấm chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm thật, thật 100%.

“Các bạn yên tâm, chứng chỉ có dấu đỏ, có chữ ký của lãnh đạo trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Công ty chúng tôi đã có thâm niên trong lĩnh vực đào tạo với mạng lưới phủ khắp cả nước.

Không chỉ liên kết với trường đại học sư phạm mà còn với rất nhiều trường khác. Các bạn cần loại chứng chỉ nào cũng có” - lời nhân viên Công ty cổ phần giáo dục Việt Nam nói với các học viên - không cần nói gì thêm.

Chỉ một câu nói đó thôi, đã phơi bày chân tướng của cái gọi là Công ty cổ phần giáo dục Việt Nam: Đây đích thực là một tổ chức chuyên buôn bán bằng cấp.

Người xưa có câu “dĩ ngôn vi giáo, dĩ thân vi giáo" (lấy lời nói để dạy người nhưng còn phải lấy chính tấm thân mình làm gương để dạy người).

Những ông thày”học giả, bằng thật” này, khi trở về nơi mình dạy học để dạy người, liệu có sẵn sàng ăn tiền để bán điểm thi cho những kẻ “học giả” để lấy “bằng thật” của trường mình không?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm