| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 05/04/2022 , 14:56 (GMT+7)
Vũ Hữu Sự

Vũ Hữu Sự

Nhà Văn 14:56 - 05/04/2022

Ai 'chống lưng' cho xâm hại Di sản thiên nhiên thế giới?

Tại sao một gia đình xây dựng cả loạt công trình trái phép suốt 7 năm, 20 lần bị lập biên bản, mà vẫn không bị ai đụng đến?

Suốt từ năm 2015 đến nay, hộ gia đình ông Lưu Đình Quế (thôn Khê Thượng, xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) đã liên tiếp xây dựng cả loạt công trình trái phép trong vùng lõi khu di sản văn hóa thiên nhiên thế giới, quần thể danh thắng Tràng An (thuộc huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) để đưa vào khai thác kinh doanh ăn uống, lưu trú, du lịch…

Trong quá trình gia đình này xây dựng, các cơ quan chức năng từ xã đến huyện và Ban Quản lý di sản văn hóa thiên nhiên thế giới, quần thể danh thắng Tràng An (thuộc Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình) đã 20 lần kiểm tra, lập biên bản, yêu cầu dừng các hoạt động thi công và tháo dỡ các công trình xây dựng trái phép, trả lại mặt bằng cho quần thể danh thắng.

Chỉ riêng Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình và Ban quản lý Quần thể danh thắng Tràng An đã 15 lần có công văn đề nghị UBND huyện Hoa Lư, UBND xã Ninh Xuân xử lý dứt điểm các vi phạm, thu hồi giấy phép kinh doanh đối với gia đình này. Thế nhưng gia đình ông Lưu Đình Quế không những không chấp hành mà còn cố tình chống đối, thách thức các lực lượng chức năng…

Dư luận chắc còn nhớ câu chuyện cái lều vịt của ông Nguyễn Văn Bỉ ở huyện Bình Chánh (TP Hồ Chí Minh) và cái chuồng gà của nhà văn Hoàng Quảng Uyên ở TP Cao Bằng.

Ông Nguyễn Văn Bỉ chỉ dựng một cái chòi coi vịt rộng vài chục mét vuông trên thửa đất nông nghiệp của mình, nhưng vừa dựng xong thì bị công an huyện khởi tố, trở thành bị can trong vụ án “vi phạm các quy định về nhà ở, xâm phạm đến tình hình quản lý trật tự đô thị, phá vỡ quy hoạch tổng thể chung tại địa phương, gây nguy hiểm cho xã hội…”, cái lều vịt bị lực lượng chức năng phá tan tành.

Còn nhà văn Hoàng Quảng Uyên xây cái chuồng gà vài mét vuông trong khuôn viên nhà mình, nhưng vữa chưa kịp khô đã bị lực lượng chức năng của phường kéo đến đập phá. Cũng may mà chưa dính vòng lao lý.

Hai vụ việc trên nói lên cái gì? Đó là: lực lượng chức năng của chúng ta vô cùng tinh mắt. Nhưng vì sao một gia đình xây dựng cả loạt công trình trái phép suốt 7 năm trời, từ năm 2015 đến nay tại vùng lõi khu di sản văn hóa thiên nhiên thế giới, 20 lần bị lập biên bản, mà vẫn không bị ai đụng đến? Không những thế còn ngang nhiên thách thức chính quyền?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm