| Hotline: 0983.970.780

Thứ Hai 21/03/2022 , 13:54 (GMT+7)
Vũ Hữu Sự

Vũ Hữu Sự

Nhà Văn 13:54 - 21/03/2022

Cách nào để 'ly nông bất ly hương'?

Ở quê mà sống được thì chẳng ai muốn xa quê. Vì vậy, việc làm là thứ có sức mạnh nhất để giữ chân người nông dân ở lại quê.

Sau một thời gian tích lũy vốn liếng và nhận thấy nguồn lao động ở quê khá dồi dào, năm 2021, chị Nguyễn Thị Diệu Linh (xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng, Quảng Trị) quyết định mở xưởng may Minh Tâm. Đến nay, xưởng may của chị có 30 người làm việc, đều là người trong vùng, trong đó có một số người từ các tỉnh phía Nam “chạy dịch” về quê năm 2021. Làm việc trong xưởng may Minh Tâm, công nhân được chị Linh trả lương từ 6 đến 8 triệu đồng, người có tay nghề cao được từ 9 đến 10 triệu đồng.

Việc mở xưởng may của chị Nguyễn Thị Diệu Linh chính là một cách góp phần giải bài toán “ly nông bất ly hương” cho người nông dân ở quê. Bài toán này đã được đặt ra từ lâu. Nhưng hiện tại, số lao động, đa số là lao động tự do và lao động giản đơn, vẫn đổ về các thành thị kiếm việc, do ở quê không có việc làm, mà làm ruộng thì không đủ sống. Điều đó khiến các thành phố trở nên quá tải. Rồi mỗi khi gặp sự cố, như đợt dịch Covid-9 bùng phát mới rồi, thì lại đua nhau chạy về quê, gây nên cảnh náo loạn.

Nhà doanh nghiệp mở nhà máy, xưởng sản xuất ở các vùng quê có rất nhiều cái lợi. Thứ nhất là đất đai rộng rãi, thủ tục thuê mặt bằng được chính quyền tạo mọi điều kiện giúp đỡ nên rất nhanh gọn. Thứ hai, giá thuê mặt bằng rẻ. Và thứ ba là hạ tầng ở nông thôn, nhất là những địa phương đã đạt chuẩn nông thôn mới, càng ngày càng phát triển, hoàn thiện, nên việc lưu thông càng ngày càng trở nên thuận lợi hơn.

Còn về phía người lao động ở địa phương, một khi trở thành công nhân ngay tại địa phương, lại càng có nhiều thuận lợi hơn. Thứ nhất là hàng tháng không mất tiền thuê nhà, mà chỗ ở lại rộng rãi, thoáng mát hơn nhà thuê rất nhiều. Thứ hai, không mất thời gian đưa đón con cái đi học, mà học phí ở nông thôn lại ít hơn ở các đô thị. Và thứ ba là giá cả sinh hoạt cũng rẻ, thực phẩm cũng tươi ngon hơn ở thành thị. 100 ngàn ở nông thôn có thể mua được số thực phẩm bằng 150 ngàn ở thành thị. Hơn thế ngoài giờ làm, người công nhân vẫn có thể tăng gia để có rau, có thịt có cá, do đất đai rộng rãi.

Với tất cả những thuận lợi ấy, mức lương chỉ từ 6 đến 7 triệu đồng mỗi tháng ở nông thôn có thể ngang với mức lương từ 10 đến 15 triệu ở thành thị. Giả sử người công nhân ở nông thôn được trả lương 6 triệu/tháng, là mức lương thấp nhất. Với giá lúa 8.000 đồng/kg, thì một tháng lương của họ tương đương với hơn 7 tạ lúa. Mỗi năm tương đương với 9 tấn lúa, là số lúa thu hoạch được từ 4 mẫu ruộng. Nhưng để làm ra được 9 tấn lúa ấy, người nông dân phải chi phí ít nhất là một nửa. Trong khi nếu làm công nhân thì không phải chi phí bất cứ thứ gì.

Ở quê mà sống được thì chẳng ai muốn xa quê. Vì vậy, việc làm là thứ có sức mạnh nhất để giữ chân người nông dân ở lại quê trong khi vẫn “ly nông”, góp phần ổn định và cân bằng dân số.

    Tags:

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm