| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 26/06/2019 , 08:48 (GMT+7)

08:48 - 26/06/2019

Khi những chiếc ô tô lên tiếng

Theo phản ánh của cư dân quận Hà Đông (TP Hà Nội), thì chung cư CT1 đường Ngô Thì Nhậm là chung cư dành cho người thu nhập thấp (nhà ở xã hội) đầu tiên của Hà Nội. Chung cư có 25 tầng nổi và 1 tầng hầm.

Chung cư CT1 đường Ngô Thì Nhậm.

Nhưng điều kì lạ là ở chung cư dành cho người có thu nhập thấp này, số nhà có ô tô rất đông. Mỗi tầng nhà có tới 6, 7 nhà có ô tô, có nhà thậm chí có tới 2 chiếc, trong đó có không ít ô tô tiền tỷ. Lượng ô tô nhiều đến nỗi ban đêm đậu kín cả tầng hầm, tràn ra cả xung quanh, không còn chỗ cho xe máy.

Vào trong những căn hộ của những người có ô tô đó, thấy được sửa sang lộng lẫy như những căn phòng khách sạn 4 sao, 5 sao, nhiều nhà còn có cả người giúp việc.

Xây dựng nhà ở xã hội là một chính sách rất nhân văn của nhà nước ta, nó tạo điều kiện cho những người có thu nhập thấp cũng được sở hữu một căn nhà, ổn định chỗ ở, yên tâm làm việc.

Để được mua nhà ở xã hội, phải thỏa mãn những quy định hết sức ngặt nghèo theo quy định tại điều 51 Luật nhà ở năm 2014, điều 7 của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Phải được bình chọn từ cơ sở, có xác nhận của cơ quan đang làm việc và chính quyền địa phương.

Phải có hộ khẩu thường trú tại nơi có nhà ở xã hội, phải chưa có nhà ở hoặc nhà ở quá chật chội, có thu nhập nằm dưới ngưỡng điều chỉnh của thuế thu nhập cá nhân hoặc là hộ nghèo, cận nghèo...

Khi mua được nhà rồi, thì tối thiểu trong 5 năm kể từ khi trả hết tiền nhà, không được chuyển nhượng. Nếu có nhu cầu chuyển nhượng, thì phải chuyển nhượng lại cho nhà nước hoặc cho người có thu nhập thấp khác hội đủ các điều kiện trên, được cơ quan có thẩm quyền xác nhận và cho phép.

Thế nhưng những chiếc ô tô ở chung cư CT1 Ngô Thì Nhậm kia đã lên tiếng, rằng chủ nhân của nhiều căn hộ dành cho những người có thu nhập thấp đó có thu nhập không hề thấp. Bởi một điều hiển nhiên, là thu nhập thấp thì đến cái ăn cũng còn phải chật vật xoay xở, nói gì đến sắm ô tô?

Nếu những thí sinh được nâng điểm một cách trái pháp luật ở Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, đã cướp đi cơ hội vào đại học của hàng trăm thí sinh khác, thì những người có thu nhập cao đang chiếm lĩnh những căn hộ dành cho người thu nhập thấp này, cũng đã dành mất chỗ của rất nhiều người có thu nhập thấp, chưa có nhà ở hoặc đang phải chui rúc trong những căn nhà ổ chuột, chật chội đến mức không thở được.

Vì sao họ có thể lọt được vào những căn hộ đó?

Theo tìm hiểu của một số nhà báo, thì chỉ mất vài ba chục triệu đồng, người ta có thể có một bộ hồ sơ mua nhà ở xã hội rất đầy đủ, dấu má đỏ tươi. Với bộ hồ sơ đó, cộng thêm sự tiếp sức của một số người có chức có quyền trong việc xét duyệt, thế là OK.

Giải quyết vấn đề này không khó. Vấn đề là có giải quyết hay không, và ai giải quyết?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm