| Hotline: 0983.970.780

Khi tiểu thương bắt nhịp xu hướng công nghệ 4.0

Thứ Sáu 30/12/2022 , 18:02 (GMT+7)

SmartPay chọn hướng đi khác biệt, tập trung phục vụ phân khúc nhà bán hàng siêu nhỏ, nhỏ và vừa nhằm hỗ trợ hàng triệu tiểu thương bắt nhịp xu hướng 4.0.

Chọn hướng đi khác biệt, tập trung phục vụ phân khúc nhà bán hàng siêu nhỏ, nhỏ và vừa là chiến lược của SmartPay, nhằm hỗ trợ hàng triệu tiểu thương bắt nhịp xu hướng 4.0 một cách dễ dàng và cùng nhau sát cánh phát triển.

Giải quyết thách thức của tiểu thương

Đại dịch Covid-19 làm thay đổi lối sống, hành vi của người tiêu dùng, đồng thời tạo sự thúc đẩy cho xu hướng thanh toán không tiền mặt trở thành thói quen chính của nhiều người, kể cả khi bước sang giai đoạn bình thường mới.

Nếu như trước đây việc thanh toán không dùng tiền mặt chỉ dừng lại ở giao dịch qua thẻ, thanh toán online thì nay người tiêu dùng có thể sử dụng các ứng dụng ngân hàng số trên điện thoại thông minh để quản lý tài khoản và thanh toán nhanh chóng bằng các giải pháp như xác thực sinh trắc học.

Tính năng thanh toán trên nền mã phản hồi nhanh (QR Code) cũng ngày càng trở nên phổ biến hơn vì tính thuận tiện, đơn giản của hình thức này. Bên cạnh đó, các hình thức thanh toán không tiếp xúc được nhiều cửa hàng, đơn vị áp dụng.

 

Trong bối cảnh này buộc các nhà bán hàng, doanh nghiệp phải nhanh chóng nắm bắt xu hướng và thay đổi phương thức thanh toán. Đặc biệt đối với phân khúc tiểu thương, các nhà bán hàng siêu nhỏ cần bắt nhịp nhanh hơn để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Theo một nghiên cứu cho thấy, số lượng giao dịch bằng tiền mặt tại Việt Nam giảm rõ rệt từ 86% (2017) xuống chỉ còn 54% trong năm 2021, điều này vừa là lợi thế vừa là thách thức với nhóm tiểu thương khi phải nhanh chóng chuyển mình để cạnh tranh với các chuỗi thương hiệu lớn trong làn sóng số hóa này.

Theo chia sẻ của ông Marek Forysiak - Chủ tịch và là nhà sáng lập SmartPay, mặc dù tiểu thương là "trái tim" của nền kinh tế nhưng các tổ chức tài chính và dịch vụ thanh toán ở Việt Nam chưa có giải pháp “toàn diện” nhằm hỗ trợ nhóm đối tượng này vượt qua các thách thức kinh doanh. Trong đó, thách thức được xem là lớn nhất là tìm kiếm khách hàng mới.

Quan sát của SmartPay cho thấy, tiểu thương thường tự mày mò để quảng bá sản phẩm trên các trang thương mại điện tử hoặc mạng xã hội nhưng do hạn chế về thời gian và kỹ năng, giải pháp này khó có thể áp dụng rộng rãi.

Thách thức thứ hai là duy trì khách hàng cũ. Cụ thể, khách hàng ngày càng ưa chuộng việc thanh toán không dùng tiền mặt, các tiểu thương vốn quen với cách thức giao dịch truyền thống sẽ gặp khó khăn trong việc phục vụ nhóm khách này.

Ngay cả với những nhà bán hàng đã “bắt nhịp” công nghệ hiện đại vẫn sẽ cần trang bị nhiều thiết bị để áp dụng cho các hình thức thanh toán khác nhau (qua thẻ ngân hàng, qua ví điện tử, quét QR qua ứng dụng). Điều này dẫn đến việc quản lý nguồn thu bán hàng không tập trung và mất nhiều công sức.

Ngoài ra, một thách thức nữa đó là khả năng tiếp cận nguồn vốn. Với những yêu cầu phức tạp về tài sản đảm bảo và quy trình thẩm định, khả năng tiếp cận nguồn vốn kinh doanh của tiểu thương là vô cùng hạn chế.

"Nếu như trước đây, các ngân hàng lớn ở Việt Nam không để ý đến nhóm đối tượng này thì bây giờ điều đó đã thay đổi. Khi SmartPay bắt đầu tập trung vào các tiểu thương, nhiều tổ chức tài chính khác cũng đang làm như vậy vì họ nhìn thấy tiềm năng của phân khúc này. Những người buôn bán nhỏ từng không được quan tâm vì họ tiến hành kinh doanh chủ yếu bằng tiền mặt. Khi các doanh nghiệp này chuyển từ tiền mặt sang không dùng tiền mặt, họ sẽ dễ tiếp cận hơn với các dịch vụ tài chính tiên tiến", ông Marek Forysiak chia sẻ.

Kể từ khi thành lập năm 2019, SmartPay đã đặt mục tiêu nâng tầm cuộc sống của các doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ bằng cách cung cấp những giải pháp công nghệ cho phép nhà bán hàng chấp nhận mọi hình thức thanh toán, tiếp cận nguồn vốn kinh doanh bất kể quy mô của họ. Đến nay, SmartPay đang tạo ra một hệ sinh thái thanh toán độc đáo với số lượng người bán lên tới 700.000, tập trung vào người bán hàng siêu nhỏ - đây là những đối tượng chưa được hệ thống tài chính truyền thống phục vụ.

Nhà cung cấp dịch vụ máy POS hàng đầu

Ngoài ra, nhờ thiết lập mối quan hệ bền chặt với các đối tác chiến lược lớn như  FE CREDIT, VPBank, CIMB…. là một trong những lợi thế cạnh tranh lớn của SmartPay để phát triển mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ và triển khai sản phẩm, dịch vụ hiệu quả với chi phí cạnh tranh.

Mới đây, nhằm đa dạng hình thức thanh toán, tạo sự tiện lợi cho tài xế và nhà bán hàng cũng như các khách hàng đang sử dụng dịch vụ của Be, SmartPay và Nền tảng Đa dịch vụ Be đã hợp tác, hướng đến mục tiêu trang bị 24.000 thiết bị SmartPOS cho dịch vụ beCar và beFood.

Việc hợp tác không chỉ giúp cộng đồng 40 triệu người dùng SmartPay tiếp cận các dịch vụ của Nền tảng Be một cách thuận lợi hơn, mà còn là cột mốc quan trọng trong mục tiêu cung ứng 325.000 thiết bị SmartPOS cho tiểu thương trong vòng 3 năm tới của SmartPay. Qua đó, góp phần giải quyết sự thiếu hụt khoảng 1 triệu thiết bị POS tại Việt Nam và giúp SmarPay vươn lên trở thành nhà cung cấp dịch vụ máy POS hàng đầu.

Không những vậy, SmartPay cũng sở hữu một đội ngũ công nghệ mạnh có thể cung cấp nền tảng thanh toán độc quyền cho người bán và người dùng với chất lượng cao nhất. Hiện SmartPay đã được chứng nhận PCI DSS (Payment Card Indutry Data Security Standard) – cấp độ 1, là tiêu chuẩn bảo mật xác lập bởi Hội đồng Tiêu chuẩn bảo mật Tiêu chuẩn bảo mật dữ liệu ngành thẻ thanh toán, đây là tiêu chuẩn bảo mật cao nhất trong ngành.

Về doanh thu, tính đến cuối 2022, GMV (Tổng giá trị hàng hóa) qua SmartPay đã đạt 4,5 tỷ USD kể từ khi thành lập vào năm 2019. Năm 2022, doanh thu năm 2022 ước tính đạt 16 triệu USD, tăng 71% so với năm 2021.

Với những thành quả đạt được, SmartPay đã thành công trong vòng gọi vốn Series A với khoản đầu tư 10 triệu USD từ SMBC – Ngân hàng hàng đầu Nhật Bản.

Theo đại diện của SmartPay, khoản đầu tư này sẽ tiếp tục hỗ trợ chiến lược của SmartPay nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh doanh của các tiểu thương và trở thành nhà cung cấp dịch vụ thanh toán hàng đầu tại Việt Nam dành cho các tiểu thương.

Ngoài ra, với sự hỗ trợ từ SMBC và FE CRDEDIT, SmartPay sẽ mở ra cơ hội cho các nhà bán hàng gia tăng doanh thu với các dịch vụ như mua trước trả sau (BNPL), tín dụng tiêu dùng (CDL) hay trả góp (EMI) - những dịch vụ mà trước đây chỉ cung cấp cho các chuỗi bán lẻ lớn.

Riêng trong năm 2023, SmartPay đặt mục tiêu đến cuối năm đạt hơn 160.000 SmartPOS có mặt trên thị trường. Đến 2025, giá trị hàng hóa giao dịch đa kênh kỳ vọng đạt 8 tỷ USD (tăng 38%) bằng việc cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ tài chính đa dạng.

Đồng thời, SmartPay sẽ mở rộng đơn vị chấp nhận thanh toán cho 2,4 triệu user, hỗ trợ hoạt động kinh doanh hàng ngày cho hơn 50% doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ bằng các giải pháp sáng tạo.

Xem thêm
Doanh nghiệp nên quan tâm phòng hộ giá qua thị trường cà phê phái sinh

Chuyên gia của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam đưa ra công cụ phòng ngừa rủi ro hữu hiệu trước những biến động của giá cà phê hiện nay.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Thu ngân sách hơn 1,8 triệu tỷ đồng, vượt 6,3% dự toán

Qua 11 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán, tăng 16,1% so cùng kỳ 2023; trong đó, thu ngân sách trung ương vượt hơn 10%.