| Hotline: 0983.970.780

Trốn nợ tín dụng đen - đổ vấy cho công ty tài chính

Thứ Bảy 10/09/2022 , 15:45 (GMT+7)

Tài chính tiêu dùng đang góp phần giúp người dân, đặc biệt là những đối tượng yếu thế tiếp cận được nguồn vốn vay chính thống, góp phần đẩy lùi tín dụng đen.

Dù cung cấp gần 15 triệu khoản vay chính thống cho hơn 13 triệu khách hàng trong suốt hơn 11 năm qua nhưng FE Credit - Công ty tài chính chiếm thị phần lớn tại Việt Nam, vẫn bị hiểu nhầm là công ty đòi nợ, tổ chức tín dụng đen. Để xóa bỏ những định kiến này công ty chọn cách kiên định phục vụ khách hàng bằng những hành động chính trực và đúng mực.

Không nằm ngoài xu thế của thế giới, sự phát triển của tài chính tiêu dùng tại Việt Nam trong những năm qua đã được ghi nhận không chỉ bởi sự gia tăng về quy mô và tốc độ tăng trưởng mà còn bởi những hiệu ứng tích cực đối với nền kinh tế xã hội. 

Trong năm 2021, số liệu thống kê từ FiinGroup cho thấy, các khoản cho vay tài chính tiêu dùng đạt 67 tỷ USD, tương đương 18% GDP và 40% doanh thu hàng hóa bán lẻ. Sản phẩm mua ngay trả sau ở Việt Nam mới đạt giá trị ở mức 500 triệu USD vào năm 2021, tăng gần gấp đôi so với năm 2020 (đạt 270 triệu USD).  Số liệu trên cho thấy, tài chính tiêu dùng đang góp phần giúp người dân, đặc biệt là những đối tượng yếu thế tiếp cận được nguồn vốn vay chính thống, góp phần đẩy lùi tín dụng đen.

Trong đó, không thể phủ nhận vai trò của các công ty tài chính tiêu dùng được Ngân hàng Nhà nước cấp phép, đã trở thành kênh dẫn vốn hợp pháp giúp đáp ứng nhu cầu tài chính của nhiều người dân. Tuy nhiên, hoạt động cũng như thương hiệu của các công ty tài chính này, đặc biệt là các đơn vị có lượng khách hàng lớn, vẫn còn vấp phải nhiều định kiến, hiểu lầm với hoạt động tín dụng đen.

Mới đây, trao đổi với báo chí, Thầy Đ.V.B - Hiệu trưởng Trường THPT M.Q (Nghệ An) cho biết đã có đơn trình báo tới cơ quan công an về việc bản thân bị vu khống trên mạng xã hội Facebook. Thầy B kể, tài khoản Facebook có tên "Anh Khang" đã đăng tải và phát tán hình ảnh và thông tin (ghép hình ảnh cô L.T.A, cô N.T.T.S là giáo viên Trường THPT M.Q và hình ảnh của thầy B) phát tán đến nhiều người nhằm mục đích khủng bố tinh thần, bôi nhọ, xúc phạm nhân phẩm danh dự nhà giáo. Nguyên nhân được cho là do em gái của cô L.T.A- sống ở tỉnh Thanh Hóa có vay nợ tại FE Credit, công ty tài chính chiếm thị phần lớn tại Việt Nam.

Tuy nhiên sau khi bài báo được đăng, FE Credit đã nhanh chóng điều tra, xác minh vụ việc thì kết quả cho thấy không có cơ sở kết luận công ty này nhắc nợ chị L.T.A và thầy B như trong bài báo viết. Cụ thể, nhân viên công ty gọi đến số điện thoại cô A chỉ hỏi thông tin của em gái và nhờ người thân nhắn lại về việc khoản nợ bị trễ hạn, không có lời nói đe dọa, uy hiếp .... Về hình ảnh đòi nợ, thì Facebook có tên “Anh Khang” ghép hình đòi nợ cô A không phải của nhân viên FE Credit. Đồng thời, ngoài khoản vay tại FE Credit thì khách hàng còn có nhiều khoản vay tại các tổ chức tài chính khác và cả vay qua app.

Không riêng gì trường hợp của thầy B và cô L.T.A, mới đây chị V. (sinh sống tại TP HCM) cũng đã bị nhắc nợ liên tục, cho rằng đây là FE Credit gọi. Tuy nhiên kết quả xác minh số điện thoại nhắc nợ là bên mua bán nợ cho một khoản vay tại Doctor Đồng chứ không phải của công ty tài chính.

Dù đang trao đi những khoản vay tiêu dùng chính thống nhưng các công ty tài chính vẫn còn vướng phải những định kiến, hiểu lầm từ một số bộ phận người dân. Nguyên nhân do khi bị nhắc nợ, đọi nợ khủng bố, nhiều người dân không kiểm tra lại thông tin hoặc liên lạc với công ty tài chính để xác minh làm rõ mà đã mặc định và đưa lên các phương tiện truyền thông đại chúng. Điều này vô tình ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín cũng như thương hiệu của các tổ chức tài chính, khiến nhiều người e dè, không dám tiếp cận các khoản vay của các công ty này.

Nhiều trường hợp vay nợ nhiều nơi nhưng khi bị nhắc nợ lại cho rằng do công ty tài chính làm. Ảnh minh họa.

Nhiều trường hợp vay nợ nhiều nơi nhưng khi bị nhắc nợ lại cho rằng do công ty tài chính làm. Ảnh minh họa.

Nói về nguyên nhân của những định kiến này, đại diện FE Credit cho biết, hiện có rất nhiều đối tượng lừa đảo sử dụng fanpage, website, Zalo để liên hệ với khách hàng, giới thiệu các gói vay hấp dẫn, giải ngân nhanh với thủ tục đơn giản qua mạng. Khi khách hàng không trả nợ, chúng liền ghép ảnh đăng trên mạng xã hội, đồng thời gọi điện khủng bố khách hàng và những người liên quan một cách táo tợn, coi thường pháp luật nhưng lại xưng danh công ty tài chính để thu nợ.

“Với tư cách là công ty tiên phong trong ngành, chúng tôi tin rằng nhiệm vụ của FE Credit là xóa bỏ những định kiến không tốt về tài chính tiêu dùng bằng những hành động chính trực, tôn trọng và bảo vệ khách. Không chỉ trao đi những khoản vay mà chúng tôi mong muốn hơn cả là nhận được sự tin tưởng, tín nhiệm của khách hàng thông qua việc đem đến cơ hội cho nhiều người bằng tất cả trách nhiệm và sự tôn trọng.

Hiệu quả của mọi hoạt động kinh doanh của FE Credit từ cho vay đến thu hồi nợ đều được đo lường bằng việc tôn trọng khách hàng ở bất kỳ hoàn cảnh, thời điểm nào. Chúng tôi tin tưởng rằng bằng những hành xử đúng mực và tôn trọng thì khách hàng cũng sẽ đáp lại chúng tôi bằng sự tôn trọng”, đại diện FE Credit chia sẻ.

Xem thêm
Mừng, lo vụ hoa tết

TP.HCM Trải qua vụ hoa khó khăn do thời tiết bất thuận, đến ngày xuất bán, nông dân các làng hoa ở TP.HCM lại thấp thỏm vì khách đến mua hàng nhưng thiếu xe vận chuyển.

Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Thu ngân sách hơn 1,8 triệu tỷ đồng, vượt 6,3% dự toán

Qua 11 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán, tăng 16,1% so cùng kỳ 2023; trong đó, thu ngân sách trung ương vượt hơn 10%.

Bình luận mới nhất