| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 03/02/2015 , 06:15 (GMT+7)

06:15 - 03/02/2015

Khi tội phạm tăng nhanh hơn dân số

Năm 2014, tình hình tội phạm vẫn tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp. Cơ quan chức năng đã khởi tố 77.500 vụ án hình sự, với hàng chục vạn bị can, tăng 1,4% so với năm 2013. 

Tại phiên họp thẩm tra của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội về dự thảo Luật tạm giữ, tạm giam, vừa được Chính phủ hoàn thiện để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết: Hiện toàn quốc có 83 trại tạm giam (trong đó Công an quản lý 70 trại, Quân đội quản lý 13 trại), 734 nhà tạm giữ (Công an quản lý 700 nhà, quân đội quản lý 34 nhà) và 224 buồng tạm giữ thuộc các đồn biên phòng ở biên giới, hải đảo, hiện đang quản lý giam giữ gần 48.000 người bị tạm giam và hơn 1.000 người bị tạm giữ.

Nếu tạm tính sơ bộ thì cần khoảng 3.600 tỷ đồng để xây dựng cơ sở tạm giam, tạm giữ theo đúng quy hoạch. Bên cạnh đó, Thứ trưởng Lê Quý Vương cũng nói đến tình trạng xuống cấp, quá tải của các cơ sở tạm giam, tạm giữ.

Mới đây, báo cáo với Chủ tịch nước, lãnh đạo VKSNDTC cho biết, năm 2014, tình hình tội phạm vẫn tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp. Cơ quan chức năng đã khởi tố 77.500 vụ án hình sự, với hàng chục vạn bị can, tăng 1,4% so với năm 2013.

Đáng chú ý, tăng chủ yếu trong đó là nhóm tội phạm xâm phạm sở hữu và tội phạm về tham nhũng. Các nhóm còn lại bao gồm tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm ma túy, tội phạm về trật tự an toàn xã hội và xâm phạm các hoạt động tư pháp đều giảm.

Trước đó, trong một buổi thảo luận tổ trong kỳ họp Quốc hội khóa XIII, ông Đỗ Văn Đương, đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh, đã có nhận định rằng tội phạm tăng nhanh hơn tốc độ gia tăng dân số.

Cơ quan pháp luật cũng đã có số liệu cụ thể hằng năm tăng cả số lần vi phạm, số vụ và số bị can. Theo ông, số vụ tội phạm bị phát hiện như trong báo cáo chưa tương xứng với tình hình thực tế. Nhiều địa phương, tội phạm gia tăng và ngày càng lộng hành, tính chất tội phạm ngày càng man rợ khiến người dân bất an.

Còn đại biểu Lê Văn Hoàng (Đà Nẵng) cũng lưu ý, đặc biệt nguy hiểm hơn là tình trạng tội phạm sẵn sàng giết người thân trong gia đình đang ngày càng tăng.

Có hai lĩnh vực trong xã hội mà người dân luôn mong mỏi rằng con số năm sau thấp hơn con số năm trước (mà phải thấp thật chứ không phải là giấu bớt để năm sau thấp hơn năm trước), coi con số giảm đó chính là thành tích của ngành chức năng.

Đó là tỷ lệ tội phạm và hệ số sử dụng giường trong các bệnh viện. Tỷ lệ tội phạm năm sau lại giảm hơn năm trước chứng tỏ xã hội ngày càng an toàn hơn. Hệ số sử dụng giường trong các bệnh viện năm sau giảm hơn năm trước chứng tỏ xã hội ngày càng khỏe mạnh hơn.

Nhưng tiếc thay, sự thực đang ngày càng đi ngược lại mong mỏi của người dân. Tỷ lệ tội phạm năm sau càng cao hơn năm trước. Hệ số sử dụng giường của các bệnh viện cũng vậy. Và tình trạng bệnh viện quá tải, số người ốm luôn vượt số giường đang có của các bệnh viện, khiến bệnh nhân phải nằm ghép, bao nhiêu năm nay vẫn không giải quyết được.

Tỷ lệ tội phạm năm sau cao hơn năm trước. Con số vụ án bị phát hiện trong báo cáo chưa tương xứng với tình hình thực tế. Số tội phạm tăng cao hơn so với tốc độ gia tăng dân số. Những điều đó chứng tỏ xã hội ngày càng bất an hơn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm