| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 27/06/2018 , 06:20 (GMT+7)

06:20 - 27/06/2018

Khi trong đầu có rác ... thì rác xuất hiện ở mọi nơi!

Từ tháng 5/2018 đến nay, cứ đều đặn từ 6 đến 7 giờ sáng hàng ngày, một nhóm hơn mười người Nga, cả người lớn lẫn trẻ em, lại ra bãi biển Nha Trang (Khánh Hòa) nhặt rác, trước sự tò mò của rất nhiều người dân sở tại.

Các du khách chủ yếu đến từ Nga lập nhóm "dọn rác cho biển" (Ảnh: Người Lao Động)

Không chỉ nhặt rác trên bờ, nhòm người trên còn dùng kính lặn để nhặt rác dưới đáy biển. Họ làm thế, vì, nói như một thành viên trong nhóm, là “thiên nhiên Việt Nam tươi đẹp, con người cũng rất thân thiện. Tuy nhiên ý thức của người Việt Nam về môi trường chưa được tốt lắm. Chúng tôi nhặt rác hàng ngày trên bãi biển Nha Trang là mong muốn gửi những thông điệp đến với người Việt Nam, đừng xả rác trên bãi biển nữa”.

Việc những người Nga nhặt rác ở Nha Trang, cũng như những người nước ngoài khác đã đầm mình dưới những con mương hôi thối ở đường Nguyễn Khang hay phường Cống Vị (Hà Nội), là những nơi không phải quê hương của họ để vớt rác, thật đáng để chúng ta suy nghĩ.

Người nước ngoài còn vậy, nhưng chúng ta thì sao ? Cứ sau mỗi cuối tuần là những đường phố đi bộ quanh Hồ Gươm ở Hà Nội lại ngập rác. Và nhất là những dịp lễ tết hay có sự kiện lớn, thì rác còn ngập ngụa hơn. Tại những nơi danh thắng như chùa Hương, chùa Bái Đính, chùa Yên Tử...Vào những dịp lễ hội, mặc thùng rác được đặt ở khắp nơi, mặc những lời nhắc nhở rất chân tình, tha thiết của ban tổ chức, người ta vẫn cứ thản nhiên xả rác, nhiều người thậm chí còn “vô tư” xả rác ngay dưới chân thùng rác, dù việc thả rác vào thùng chỉ thêm một cái nhấc tay và một bước chân.

Có một câu chuyện được lan truyền trên mạng xã hội, đã khiến dư luận xôn xao một thời: Trên chuyến tàu du lịch trên vịnh Hạ Long, có ông khách nước ngoài dùng một chai nước khoáng và hút một điếu thuốc. Uống và hút xong, do trên tàu không đặt thùng rác nên vị khách đã dùng một mảnh báo cũ gói chiếc chai không và cái đầu mẩu thuốc lá đó lại, cầm trên tay mình. Khi tàu cập bến, vị khách đưa cái gói đó cho nhân viên phục vụ, ý bảo anh ta tìm thùng rác bỏ vào. Người nhân viên nhận gói rác, nhưng...Thả ngay xuống biển.

Có thể nói không ngoa rằng hiện nay, trên dải đất xinh đẹp hình chữ S của chúng ta, mà có nhà thơ đã ví là như cái lưng ong thắt đáy của một cô gái đang tuổi thanh xuân, nhìn đâu cũng thấy rác. Rác ở trên những con đường cao tốc đẹp như những dải lụa. Rác ở từ nhà ra phố, từ chợ đến làng. Rác ở đình, chùa, di tích. Rác ngập ngụa, thành núi ở các bãi rác. Không mấy ngày mà báo chí không lên tiếng vì bãi rác A, bãi rác B...Đang đầu độc cả một cộng đồng dân cư. Không biết bao nhiêu là “chiến dịch” dọn rác được tổ chức một cách rầm rộ. Nhưng rác chỉ vơi đi được một phần, rồi chỉ mấy ngày sau, đâu lại hoàn đó.

Sở dỹ rác xuất hiện ở khắp nơi, là do trong đầu chúng ta đang có rác. Đó chính là thứ “rác” vô ý thức, vô trách nhiệm, tàn nhẫn với môi trường... Và chỉ khi nào những thứ rác trong đầu đó được dọn hết, thì rác ở mọi nơi mới hết.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm