| Hotline: 0983.970.780

Khoa học công nghệ là động lực trực tiếp thúc đẩy tăng trưởng ngành Lâm nghiệp

Thứ Sáu 26/06/2020 , 11:33 (GMT+7)

Thành tựu đạt được của ngành Lâm nghiệp Việt Nam trong 75 năm qua đã khẳng định khoa học công nghệ thực sự là động lực trực tiếp thúc đẩy sản xuất, tăng trưởng.

Thứ trưởng Thường trực Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn phát biểu tại Hội thảo Nghiên cứu Khoa học và Chuyển giao công nghệ lâm nghiệp. Ảnh: Nguyên Huân.

Thứ trưởng Thường trực Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn phát biểu tại Hội thảo Nghiên cứu Khoa học và Chuyển giao công nghệ lâm nghiệp. Ảnh: Nguyên Huân.

Sáng 26/6 tại Hà Nội, Tổng cục Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đồng tổ chức Hội thảo Nghiên cứu Khoa học và Chuyển giao công nghệ lâm nghiệp: Thành tựu và định hướng phát triển.

GS.TS. Võ Đại Hải, Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, cho biết, trong 75 năm hình thành và phát triển, ngành Lâm nghiệp Việt Nam đã giành được những thành tựu to lớn trong việc nâng cao tỷ lệ che phủ rừng, chất lượng rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện hoạt động chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.

Các nhà khoa học lâm nghiệp Việt Nam đã nhanh chóng tiếp cận với công nghệ tiên tiến trên thế giới để ứng dụng và tạo ra những sản phẩm có hàm lượng khoa học ngày càng cao, phục vụ sản xuất lâm nghiệp ngày càng hiệu quả.

Nhiều giống cây lâm nghiệp mới có năng suất cao, chất lượng tốt đã được chọn, tạo và phát triển trong sản xuất. Nhiều tiến bộ kỹ thuật về thâm canh rừng, quản lý rừng bền vững, quy trình công nghệ, thiết bị, nguyên liệu phụ trợ tiên tiến trong khai thác, bảo quản, chế biến gỗ, lâm sản ngoài gỗ đã chuyển giao vào sản xuất và mang lại hiệu quả thiết thực.

Hội thảo Nghiên cứu Khoa học và Chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thu hút trên 200 đại biểu, nhà khoa học tham dự. Ảnh: Nguyên Huân.

Hội thảo Nghiên cứu Khoa học và Chuyển giao công nghệ lâm nghiệp thu hút trên 200 đại biểu, nhà khoa học tham dự. Ảnh: Nguyên Huân.

GS.TS Phạm Văn Điển, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam, cho biết, trong những năm qua, Đảng, Nhà nước, Bộ NN-PTNT đã xây dựng và ban hành rất nhiều chính sách lớn cho ngành Lâm nghiệp Việt Nam.

Những thành tựu khoa học công nghệ trong lĩnh vực lâm nghiệp đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam năm 2019 đạt trên 11,3 tỷ USD, xuất siêu đạt 8,77 tỷ USD bằng 84% xuất siêu ngành Nông nghiệp và bằng 7,88% của cả nước.

Theo GS.TS Phạm Văn Điển, bài toán phát huy vai trò khoa học công nghệ ngành Lâm nghiệp trong thời gian tới đòi hỏi các viện, trường, trung tâm cần có các vườn ươm khởi nghiệp sáng tạo nhằm khuyến khích, hỗ trợ các ý tưởng sáng tạo thành sản phẩm thật sự và có thể phổ biến rộng rãi.

Nguồn tài chính từ Quỹ Phát triển Khoa học công nghệ Quốc gia tài trợ, cho vay, cấp kinh phí để thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ, trong đó có thể đề xuất Bộ thành lập Quỹ Phát triển khoa học công nghệ nông lâm nghiệp.

Với doanh nghiệp khoa học công nghệ, theo GS.TS Phạm Văn Điển, cần chủ động tự đầu tư khoa học công nghệ và phát triển công nghệ. Sau khi có kết quả được chuyển giao và ứng dụng có hiệu quả vào thực tiễn, được cơ quan quản lý lâm nghiệp về khoa học công nghệ công nhận sẽ được hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước theo Nghị định số 13/2019/NĐ-CP của Chính phủ.

Theo đó, doanh nghiệp được trích 3 - 10% thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp để thành lập Quỹ Phát triển khoa học công nghệ.

Theo GS.TS Phạm Văn Điển, hiện có 18 Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo (10.000 tỷ cho 3 năm tới) sẽ rót vào cộng đồng Start-Up.

Cũng theo GS.TS Phạm Văn Điển, cần định hướng liên kết hơn nữa giữa doanh nghiệp với viện/trường. Cơ cấu lại các chương trình khoa học công nghệ theo hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm. Xã hội hóa hoạt động khoa học công nghệ và thương mại hóa các kết quả nghiên cứu.

Bên cạnh đó, cần nghiên cứu nhân rộng các mô hình tự chủ dựa vào bộ môn khoa học như tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam hay dựa vào các viện/trung tâm như tại Trường Đại học Lâm nghiệp.

Ngoài ra, cần quản lý tài chính theo nguyên tắc đặt hàng, dựa vào sản phẩm cuối cùng. Tăng chi cho khoa học công nghệ, hiện nay mới chỉ 0,44% GDP, trong khi bình quân của thế giới là 2,23% GDP, nên cần đề xuất với Nhà nước về thay đổi cơ chế này.

Các đại biểu thăm gian trưng bày các thành tựu khoa học công nghệ trong lâm nghiệp tại Hội thảo. Ảnh: Nguyên Huân.

Các đại biểu thăm gian trưng bày các thành tựu khoa học công nghệ trong lâm nghiệp tại Hội thảo. Ảnh: Nguyên Huân.

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Thường trực Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn nhấn mạnh, khoa học công nghệ bao năm qua luôn là động lực để kinh tế phát triển nhanh hơn và lâm nghiệp cũng không nằm ngoại lệ.

“Chúng ta đều cảm nhận và ghi nhận, khoa học công nghệ trong lâm nghiệp đã đóng góp to lớn cho ngành Lâm nghiệp như thế nào trong những năm qua. Từ về tỉ lệ che phủ rừng, văn hóa, cảnh quan, môi trường, lâm sinh, chế biến xuất khẩu và chế biến lâm sản đều có dấu ấn của khoa học công nghệ. Năm nào xuất khẩu của ngành Lâm nghiệp cũng tăng trưởng ấn tượng, kể cả năm 2020 khó khăn do dịch bệnh nhưng ngành Lâm nghiệp vẫn sẽ có tăng trưởng ít nhất bằng những năm trước", Thứ trưởng Thường trực Hà Công Tuấn khẳng định.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Thường trực Hà Công Tuấn lưu ý, dứt khoát phải có bước nhìn lại ngành Lâm nghiệp trong những năm qua để có những kinh nghiệm, bài học cho chiến lược phát triển lâm nghiệp đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2050. Cần có chiến lược phát triển khoa học công nghệ riêng, song song với chiến lược phát triển lâm nghiệp chung của ngành.

Dưới dự chứng kiến của Thứ trưởng Thường trực Hà Công Tuấn, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã ký kết hợp tác với một số tập đoàn, doanh nghiệp về sản xuất giấy. Ảnh: Nguyên Huân.

Dưới dự chứng kiến của Thứ trưởng Thường trực Hà Công Tuấn, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã ký kết hợp tác với một số tập đoàn, doanh nghiệp về sản xuất giấy. Ảnh: Nguyên Huân.

Do đó, Thứ trưởng Thường trực Hà Công Tuấn đề nghị, về nghiên cứu khoa học, tới đây chúng ta phải làm rất quyết liệt về gen, Bộ NN-PTNT sẽ đầu tư trung hạn và dài hạn cho nội dung nghiên cứu quan trọng hàng đầu này.

Về giống, Thứ trưởng yêu cầu các trường, viện phải là những nơi nghiên cứu, chuyển giao hàng đầu về giống, đặc biệt là các giống lâm nghiệp biến đổi gen. Tập trung nghiên cứu sâu hệ sinh thái, nhất là hệ sinh thái rừng tự nhiên để có chiến lược định hình tổng thể ngành Lâm nghiệp cho đất nước.

Phải có tầm nhìn cho việc nghiên cứu cơ bản khôi phục hệ sinh thái rừng tự nhiên, đa dạng sinh học. Nghiên cứu điều kiện và giải pháp bền vững để giải quyết dịch bệnh. Đơn cử như cây keo đang bị dịch bệnh như hiện nay, nhiều năm nữa có còn là cây trồng rừng chủ lực hay không cần được nghiên cứu, làm rõ.

Các viện, trường, trung tâm tiếp tục giúp cho Bộ về kỹ thuật lâm sinh, kỹ thuật thâm canh các cây trồng chủ lực. Ứng dụng công nghệ mới, kể cả trong quản lý vào lĩnh vực lâm nghiệp. Công nghệ trong khai thác chế biến bởi lĩnh vực này lâu nay có vẻ đang thả nổi cho doanh nghiệp.

“Bộ NN-PTNT đặt hàng và mong các tổ chức khoa học, nhất và Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu để phục vụ vào nhiệm vụ tái cơ cấu ngành. Các nghiên cứu về cảnh báo cháy trong công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng hiện đang rất cần. Các điều tra, số liệu, thống kê, với vai trò trách nhiệm, các nhà khoa học cần phải mạnh dạn đưa ra được con số chuẩn xác để làm căn cứ cho hoạch định chiến lược cho ngành", Thứ trưởng Thường trực Hà Công Tuấn .

Xem thêm
Ông Nguyễn Đình Việt giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La

SƠN LA Ông Nguyễn Đình Việt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Nước, nguồn sống và nỗi lo: Khi ngập úng 'kéo lên' đô thị vùng cao

Sơn La Tình trạng ngập úng kéo dài không chỉ gây xáo trộn cuộc sống hàng ngày mà còn ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp của người dân tại TP Sơn La.