| Hotline: 0983.970.780

Tự chủ khoa học - nhìn từ Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Thứ Năm 25/06/2020 , 06:05 (GMT+7)

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam là một trong những đơn vị được xếp hạng đặc biệt của Bộ NN-PTNT, thời gian qua đã có những đột phá trong cơ chế tự chủ.

GS.TS Võ Đại Hải giới thiệu với Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường các thành tựu nghiên cứu giống trong lĩnh vực lâm nghiệp. Ảnh: Vafs.

GS.TS Võ Đại Hải giới thiệu với Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường các thành tựu nghiên cứu giống trong lĩnh vực lâm nghiệp. Ảnh: Vafs.

Từ chủ trương đến thực hiện là một quá trình dài

Thành tựu đạt được của ngành Lâm nghiệp trong 75 năm qua đã khẳng định khoa học công nghệ (KHCN) thực sự là động lực trực tiếp thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng của ngành.

Các nhà khoa học lâm nghiệp Việt Nam đã nhanh chóng tiếp cận với công nghệ tiên tiến trên thế giới, từ đó nghiên cứu ứng dụng và tạo ra những sản phẩm có hàm lượng khoa học cao, phục vụ sản xuất lâm nghiệp ngày càng hiệu quả.

GS.TS Võ Đại Hải, Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam chia sẻ, với lĩnh vực nghiên cứu khoa học, Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KHCN công lập là một dấu mốc quan trọng.

GS.TS Võ Đại Hải - Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Ảnh: Vafs.

GS.TS Võ Đại Hải - Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Ảnh: Vafs.

Tuy nhiên, đây là vấn đề rất mới và chưa có tiền lệ đối với Việt Nam, nhiều căn cứ pháp lý chưa đầy đủ nên để triển khai thực hiện được cơ chế này chúng ta đã phải trải qua một quá trình dài 11 năm với 4 Nghị định mới.

Đó là Nghị định 80/NĐ-CP ngày 19/5/2007 về Doanh nghiệp KHCN; Nghị định 96/2010/NĐ-CP ngày 20/9/2010 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 115/2005/NĐ-CP và Nghị định 80/2007/NĐ-CP; Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 quy định cơ chế tự chủ của tổ chức KH&CN công lập.

Bộ NN-PTNT trong thời gian qua cũng đã triển khai quyết liệt và đồng bộ các giải pháp để thực hiện cơ chế tự chủ đối với các tổ chức KHCN công lập, khởi đầu là triển khai các nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng năm 2015.

Tiếp đó là đưa lương cán bộ khoa học vào các nhiệm vụ KHCN năm 2017. Thực hiện việc cắt giảm biên chế năm 2018, cắt giảm chi thường xuyên năm 2019 và 2020. Sắp xếp, thu gọn đầu mối các đơn vị năm 2019.

Sự sáng tạo từ khó khăn

Để thực hiện thành công cơ chế tự chủ, theo GS.TS Võ Đại Hải, khó khăn cơ bản nhất là tư duy cũ đã ăn sâu, nhận thức chậm thay đổi, ít vận động, không thích ứng với cơ chế mới.

Để giải quyết được vấn đề này, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức từ Ban chấp hành Đảng ủy cho tới từng cán bộ, đảng viên được Viện thực hiện kiên trì trong nhiều năm qua.

Khó khăn thứ hai là xuất phát điểm thấp, từ kinh phí hoạt động tới cơ sở vật chất, trang thiết bị nghiên cứu. Bên cạnh đó, con người chưa đào tạo kịp cả về quản lý và KHCN.

Đặc biệt, cơ chế chính sách quản lý KHCN tiếp tục thay đổi theo chiều hướng bất lợi cho người làm khoa học nên ngày càng có nhiều cán bộ có năng lực bỏ Viện ra đi với nhiều lý do khác nhau.

Theo GS.TS Võ Đại Hải, sự thay đổi trong quá trình tự chủ là cả một quá trình, trong đó phải có những điểm sáng quan trọng ban đầu như những điển hình để các đơn vị khác học tập.

Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam là một ví dụ điển hình. Được thành lập với 2 bàn tay trắng trên cơ sở nâng cấp từ một phòng nghiên cứu, vậy mà chỉ sau 2 năm ở đơn vị này, mỗi cán bộ chủ chốt đều có nhiệm vụ khoa học cấp Nhà nước, cấp bộ và cấp tỉnh.

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đang đẩy mạnh cơ chế tự chủ tại một số đơn vị trực thuộc. Ảnh: Vafs.

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đang đẩy mạnh cơ chế tự chủ tại một số đơn vị trực thuộc. Ảnh: Vafs.

Đây là mô hình lấy “bộ môn nghiên cứu” làm đơn vị tự chủ, đúng như lời của Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, GS.TS. Võ Đại Hải: “Sự năng động, trách nhiệm trong công việc và con người đều phải đi lên từ Bộ môn nghiên cứu”.

Hiện, đội ngũ cán bộ Trung tâm Nghiên cứu và Bảo vệ rừng được tập trung đào tạo nhanh chóng, tới nay số cán bộ có trình độ tiến sĩ chiếm trên 30%.

Bên cạnh đó, GS.TS Võ Đại Hải cho rằng, sự gắn kết chặt chẽ với thực tiễn sản xuất, gắn kết với doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng. Nhiều đơn vị và cán bộ khoa học của Viện đã gắn kết chặt chẽ hơn với sản xuất, liên kết với các doanh nghiệp để triển khai thực hiện nhiệm vụ và chuyển giao kết quả vào sản xuất.

Cụ thể, trong thời gian qua, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam và các đơn vị trực thuộc đã ký kết và thực hiện các hợp tác với Tổng Công ty giấy Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, UBND tỉnh Quảng Ninh cùng các đối tác nước ngoài như: Australia, CIFOR, FAO, AFoCo, APFNet... qua đó đã đưa nhanh các kết quả nghiên cứu vào sản xuất và Viện Nghiên cứu Lâm Sinh là một điển hình. Đây cũng là đơn vị có số lượng bài báo quốc tế cao nhất Viện.

Ngoài ra, công tác chuyển giao, triển khai thực hiện các dự án sản xuất thử nghiệm, dự án khuyến lâm với quy mô lớn ở các tỉnh được thúc đẩy mạnh hơn. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã triển khai thực hiện đưa 25-30% lương vào các nhiệm vụ KHCN, tinh giản biên chế, thu gọn 17 đầu mối cấp phòng và bộ môn.

Bí quyết thành công theo GS.TS Võ Đại Hải, đó là sự đoàn kết một lòng, thống nhất từ trên xuống dưới. Sự chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ (cả quản lý và khoa học); tích cực tìm kiếm nhiệm vụ và nâng cao chất lượng KHCN, uy tín của Viện.

Viện Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã có những bước đi đột phá trong cơ chế tự chủ, đóng góp thiết thực vào sự phát triển của ngành. Ảnh: VLS.

Viện Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã có những bước đi đột phá trong cơ chế tự chủ, đóng góp thiết thực vào sự phát triển của ngành. Ảnh: VLS.

Kết quả bước đầu "ngoài mong đợi"

Số liệu tổng kết cho thấy, tổng kinh phí hoạt động toàn Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã liên tục tăng qua các năm trong bối cảnh ngân sách nhà nước đầu tư cho KHCN luôn bị cắt giảm.

Trong 5 năm qua, tổng kinh phí hoạt động toàn Viện đã tăng xấp xỉ 45%, trong đó đáng chú ý là kinh phí hoạt động KHCN của Viện đã tăng 114%. Nguồn kinh phí hoạt động cũng đa dạng hơn, đặc biệt là kinh phí KHCN từ các tỉnh, các doanh nghiệp tăng mạnh.

Các sản phẩm KHCN tốt của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam vẫn tiếp tục được tạo ra, đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của ngành.

Viện được Bộ NN-PTNT công nhận 69 giống, trong đó có 5 giống quốc gia và và 65 giống tiến bộ kỹ thuật; 20 tiến bộ kỹ thuật các loại, xây dựng 60 tiêu chuẩn quốc gia.

Hàng năm cung ứng trên 500.000 giống gốc và sản xuất 8 - 10 triệu cây giống chất lượng cao các loại phục vụ thực tiễn sản xuất.

Đội ngũ cán bộ KHCN của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam tiếp tục được chăm lo xây dựng, cả về cán bộ quản lý và KHCN.

Tính đến thời điểm hiện tại, số lượng cán bộ có trình độ tiến sĩ đã đạt 88 người, tăng gần 50% so với 5 năm trước đây, trong đó rất nhiều cán bộ được đào tạo ở nước ngoài. Hàng năm, số lượng các bài báo được công bố trên các tạp chí quốc tế có uy tín của Viện là gần 50 bài.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Tre xanh trên Long Cốt sơn

Quảng Ngãi Tre xanh tốt trên núi cằn trơ sỏi đá. Thân tre to lớn vươn lên trời cao, mở ra hướng làm ăn mới cho bà con nông dân ở vùng đất bạc màu.

Bình Thuận tăng cường bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng dịp giáp Tết

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình mà không có biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy rừng hiệu quả.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất