| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 27/11/2013 , 10:02 (GMT+7)

10:02 - 27/11/2013

Không còn là sự "sơ suất" nữa!

Mỹ nhân dự cuộc thi "Hoa hậu quý bà" ở Trung Quốc nghiễm nhiên đeo tấm băng ghi sai tên nước (Việt Nam thành Việt Nem) và giương quốc kỳ lộn ngược đang khiến dư luận phẫn nộ.

"Chúc Quốc tang vui vẻ", "Xin một tràng pháo tay cho bà con bị bão lụt ở miền Trung và Tây Nguyên". Những câu nói vô duyên, vô cảm và vô văn hóa đó được phát trên truyền hình Quốc gia khiến làn sóng phẫn nộ của dư luận chưa kịp lắng, thì mới đây, cả nước lại cảm thấy bị xúc phạm.

Đó là khi một mỹ nhân dự cuộc thi "Hoa hậu quý bà" ở Trung Quốc nghiễm nhiên đeo tấm băng ghi sai tên nước (Việt Nam thành Việt Nem) và giương quốc kỳ lộn ngược cả tiếng đồng hồ. Tất cả những sự việc đó xẩy ra chỉ trong một thời gian rất ngắn.

Bị dư luận phản ứng, những MC và quý bà đó đều lên tiếng thanh minh thanh nga trên các trang mạng. Những lời thanh minh giống hệt nhau, nào là áp lực công việc, nào sơ suất, nào do ban tổ chức… Dàn đồng ca thanh minh đó nghe cũng hệt như dàn đồng ca của lãnh đạo nhiều doanh nghiệp nhà nước sau khi đã ném hàng ngàn tỷ đồng mồ hôi nước mắt của nhân dân xuống sông xuống biển, nào do kinh tế thế giới đang kỳ khủng hoảng, nào giá nguyên liệu này, nguyên liệu nọ tăng…

"Chúc Quốc tang vui vẻ", "Xin một tràng pháo tay cho đồng bào bị bão lụt…", có thật sự do áp lực công việc không? Hoàn toàn không. Là MC, dù là người của công chúng đi chăng nữa, thì họ cũng chỉ là một công chức hay viên chức bình thường, được biên chế vào một cơ quan nhà nước. Dẫn chương trình là công việc bình thường, hàng ngày của họ, họ chẳng phải chịu một áp lực nào cả.

Cứ xem lại hình ảnh của họ trên ti vi lúc họ phát ngôn những câu "kinh thiên động địa" đó thì biết: Duyên dáng, trẻ trung, tươi rói, hoạt bát… Và họ nói những câu đó một cách rất hồn nhiên chứ hoàn toàn không tỏ ra mệt mỏi, dấu hiệu của áp lực công việc.

Đeo băng Việt Nem, giương quốc kỳ lộn ngược, có phải là "sơ suất" hay "do ban tổ chức sự kiện" không? Ban tổ chức có thể sơ suất (hay cố ý) đưa cho họ tấm băng viết sai tên nước và lá quốc kỳ Việt Nam in hình ngôi sao lộn ngược. Nhưng là đại diện của một quốc gia tham dự một sự kiện quốc tế, thì ý thức và niềm tự hào về quốc gia, dân tộc phải được người tham dự đặt lên hàng đầu.

Tên nước và biểu tượng của đất nước (quốc kỳ) là những thứ rất thiêng liêng, phải được đặc biệt nâng niu, gìn giữ. Thế nhưng trong khi giành nhiều tiếng đồng hồ lo trang điểm, lo ăn mặc, thì người tham dự lại "sơ suất" đến mức không sao dành nổi một vài phút để nhìn lại tấm băng ghi tên nước và lá quốc kỳ mà ban tổ chức vừa trao cho họ?

Người tham dự cuộc thi "Hoa hậu quý bà" có biết rằng khi cô xuất hiện trên truyền hình với tấm băng ghi sai tên nước và lá quốc kỳ lộn ngược, thì không chỉ nhân dân trong nước mà còn có hàng triệu khán giả năm châu đang chăm chú dõi theo không?

Cũng như những MC đã "Chúc Quốc tang vui vẻ" và "Xin một tràng pháo tay cho đồng bào bị bão lụt…", có biết rằng, cũng giống như người tham dự sự kiện quốc tế kia, khi họ xuất hiện trên truyền hình, là hàng triệu khán giả cả trong lẫn ngoài nước đang chăm chú dõi theo họ?

Không phải do áp lực công việc. Không phải do "sơ suất". Thế thì do cái gì? Câu trả lời chỉ có thể là: Do thiếu văn hóa (học cao, bằng cấp đầy mình không hẳn là người có văn hóa cao). Và những sự cố như trên liên tiếp xẩy ra chỉ trong một thời gian rất ngắn cho thấy một vấn đề: Những người của công chúng nhưng thiếu văn hóa ở ta không còn là của hiếm nữa.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm