| Hotline: 0983.970.780

Không để bão số 6 làm ảnh hưởng đến kiểm soát dịch bệnh

Thứ Năm 23/09/2021 , 19:20 (GMT+7)

Phó Thủ tướng yêu cầu tận dụng thời gian bão số 6 chưa vào để hỗ trợ người dân thu hoạch nông sản, tránh làm ảnh hưởng đến mùa màng của bà con nông dân.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì cuộc họp khẩn ứng phó với cơn bão số 6.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì cuộc họp khẩn ứng phó với cơn bão số 6.

Chiều 23/9, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai đã chủ trì cuộc họp khẩn với các địa phương để lên phương án ứng phó với cơn bão số 6 (tên quốc tế là Dianmu).

Theo ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, bão số 6 sẽ đổ bộ vào nước ta tại khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi trong ngày 24/9. Sau đó sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Từ đêm 23/9 đến ngày 24/9, các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Bình Định có mưa phổ biến 150-250mm/đợt, có nơi trên 300mm/đợt; các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An có mưa phổ biến 50-100mm/đợt, có nơi trên 150mm/đợt; các tỉnh Kom Tum, Gia Lai có mưa phổ biến 100-200mm/đợt, có nơi trên 250mm/đợt.

Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt cục bộ tại các vùng trũng thấp, ven sông và khu đô thị tại các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Bình Định, Kon Tum và Gia Lai.

Theo thông tin từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai, các tỉnh, Thành phố từ Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam đã cấm biển.

Tính đến 15h ngày 23/9, số lượng tàu trong vùng nguy hiểm là 21 tàu (Đà Nẵng 5 tàu; Bình Định 5 tàu; Quảng Ngãi 11 tàu). Các tàu đều nắm được thông tin và tiếp tục di chuyển khỏi vùng nguy hiểm.

Diện tích lúa hè thu khu vực miền Trung - Tây Nguyên chưa thu hoạch là 251.309ha.

Bão số 6 sẽ đổ bộ vào nước ta tại khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi

Bão số 6 sẽ đổ bộ vào nước ta tại khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhận định dù cơn bão số 6 chuyển biến từ áp thấp nhiệt đới lên thành bão rất nhanh nhưng các địa phương đã kịp thời triển khai đồng bộ các giải pháp từ việc kêu gọi tàu thuyền về khu tránh trú cho đến việc thu hoạch nông sản, hạn chế thiệt hại, rà soát công trình hồ đập, chuẩn bị di dân khi cần thiết…

“Đây là cơn bão được hình thành ngay trên biển Đông và tiến nhanh vào đất liền với những diễn biến bất thường. Thế nên các cơ quan cần bám sát tình hình từng giờ diễn biến của cơn bão, đưa ra dự báo chính xác để các lực lượng ứng phó kịp thời”, Phó Thủ tướng lưu ý.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cho rằng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, các địa phương được dự báo bão sẽ đổ bộ cần quan tâm kết hợp công tác phòng chống thiên tai và phòng chống dịch bệnh để giảm thiểu thiệt hại xuống mức thấp nhất. Không để cơn bão làm ảnh hưởng đến việc kiểm soát dịch bệnh.

Đặc biệt, Phó Thủ tướng chỉ đạo các địa phương phối hợp với Bộ đội Biên phòng thông báo cho toàn bộ tàu thuyền để về được đến nơi tránh trú an toàn trước khi bão vào.

Chuẩn bị phương án việc xét nghiệm Covid-19 cho người dân trước, trong và sau nếu phải thực hiện di dân.

Các công trình hồ đập, khu dân cư nếu mưa nhiều có thể dẫn đến sạt lở nên các địa phương cần rà soát lại toàn bộ để lên phương án ứng phó.

Đối với việc thu hoạch nông sản, hoa màu, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu tận dụng thời gian bão chưa vào để hỗ trợ người dân. Tránh việc mưa bão làm ảnh hưởng đến mùa màng của bà con nông dân.

Xem thêm
Chủ tịch nước trao quyết định bổ nhiệm 2 Phó Thủ tướng, 4 Bộ trưởng

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ công bố và trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm các Phó Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng nhiệm kỳ 2021-2026.

Tỉnh bang Canada sẵn sàng chia sẻ các nghiên cứu nông nghiệp với Việt Nam

Bộ trưởng Warren Kaeding sẵn sàng trao đổi với Việt Nam các ứng dụng khoa học và công nghệ vào nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường.

Từ 1/3, ô tô điện không còn được miễn 100% lệ phí trước bạ

Bắt đầu từ ngày 1/3/2025, ô tô điện chạy pin đăng ký lần đầu tại Việt Nam sẽ không còn được hưởng mức lệ phí trước bạ 0% như trước.

Đầu tư gần 40.000 tỷ đồng mở rộng cao tốc TP. HCM - Mỹ Thuận

ĐBSCL Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 39.800 tỷ đồng, với chiều dài hơn 96km. Thời gian chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án từ năm 2024-2028.

Bình luận mới nhất