| Hotline: 0983.970.780

Không để vùng cam Nam Đông 'sớm nở tối tàn'

Thứ Ba 15/11/2022 , 09:35 (GMT+7)

THỪA THIÊN - HUẾ Cây cam đã giúp người dân huyện Nam Đông thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, cần duy trì vùng cam này bền vững, không để bị 'xóa sổ' do sâu bệnh.

Giữ cho được giống "cam Sài Gòn" sạch bệnh

Hiện tại, vùng trồng cam ở huyện Nam Đông (Thừa Thiên - Huế) đang vào mùa thu hoạch. Giá cam bán tại vườn dao động từ 18.000 – 20.000 đồng/kg loại 1 (4 quả/kg). Với mức giá này, bà con rất vui vì cam được mùa nhưng không mất giá.

Ông Đặng Trợ, nông dân xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông cho biết, ông trồng cam đã 15 năm, năm nay cam được mùa, được giá, người trồng cam rất phấn khởi, nhưng nhìn về tương lai, bà con rất mong muốn tiếp tục sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, theo hướng hữu cơ, bền vững, không để xẩy ra tình trạng cam bị nhiễm bệnh, "sớm nở tối tàn".

Cam Nam Đông có mùi thơm và vị ngọt rất đặc trưng. Ảnh: CĐ.

Cam Nam Đông có mùi thơm và vị ngọt rất đặc trưng. Ảnh: Võ Dũng.

Bài liên quan

“Đất nước mình có rất nhiều loại cam ngon. Nhưng nhắc tới “cam Sài Gòn” ở đất Nam Đông là người tiêu dùng đã nghĩ tới hương vị đặc biệt, ngọt thanh, chua nhẹ, mùi thơm đặc trưng, khác biệt so với cam vùng khác. Ai từng dùng cam Nam Đông sẽ khó mà quên”, ông Trợ đánh giá. 

"Cam Sài Gòn" theo cách gọi của người trồng cam ở huyện Nam Đông, đó là do giống cam này trước đây được những người đi làm ăn ở phía Nam mang giống cam về trồng, sau này dần hình thành nên vùng cam Nam Đông như ngày nay. Đến nay, toàn huyện miền núi Nam Đông có khoảng 250ha trồng cam, trong đó đa phần là giống "cam Sài Gòn" (cam địa phương), còn lại là cam xã Đoài (có tên gọi cam Vinh) và cam Voi…

Từ việc trồng theo lối phổ biến của người địa phương, cam Nam Đông nay đã được trồng theo phương pháp theo hướng hữu cơ để cho quả cam an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Và sản phẩm này đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận Nhãn hiệu tập thể cam Nam Đông, được đưa vào danh sách đặc sản OCOP của tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Tuy nhiên, để tiếp tục phát triển cam Nam Đông đảm bảo hiệu quả, bền vững, các giải pháp cần đảm bảo đồng bộ, đó là xây dựng chuỗi giá trị cam Nam Đông. Đặc biệt là khâu sản xuất cần tiếp tục chọn lọc giống đầu dòng, sạch bệnh; sản xuất đúng quy trình kỹ thuật, theo hướng hữu cơ, VietGAP, đảm bảo sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng, giảm thiểu các nguy cơ dịch bệnh trên cây cam.

Cam Nam Đông được thương lái thu mua tại nhà vườn giá từ 18. 000 đến 20.000 đồng/1kg. Ảnh: CĐ.

Vụ thu hoạch năm nay, cam Nam Đông được thương lái thu mua tại nhà vườn với giá từ 18.000 - 20.000 đồng/kg. Ảnh: Võ Dũng.

Theo ông Nguyễn Hữu Ánh, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Nam Đông, để phát triển thương hiệu cam Nam Đông, phải chọn giống địa phương “cam Sài Gòn” làm chủ lực, xứng đáng là một trong những sản phẩm cam mang thương hiệu của tỉnh Thừa Thiên - Huế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng trung du, miền núi.

Áp dụng phòng trừ dịch hại tổng hợp

Theo ông Phan Thế Xê (61 tuổi, trú thôn 9 xã Hương Hòa, huyện Nam Đông), người có thâm niên gắn bó với cây "cam Sài Gòn", để trồng “cam Sài Gòn” thành công cần nhiều yếu tố, trong đó việc chọn cây giống, bố trí thời vụ, chế độ chăm sóc là đặc biệt quan trọng. Nhờ áp dụng kỹ thuật tổng hợp, dùng thiên địch diệt sâu hại đúng thời điểm, chú trọng thảm thực vật dưới gốc cây…, vườn cam của ông không phải sử dụng thuốc BVTV mà vẫn rất sạch sâu bệnh. 

Empty

Nhờ áp dụng kỹ thuật tổng hợp, dùng thiên địch diệt sâu hại đúng thời điểm, chú trọng thảm thực vật dưới gốc cây… nên cam rất sạch sâu bệnh, an toàn do không sử dụng thuốc BVTV. Ảnh: Võ Dũng.

Mặc dù vườn cam rộng lớn nhưng mỗi năm ông chỉ tốn từ 70 đến 80 triệu đồng phân bón, diệt sâu, tiền công. Ngoài giống "cam Sài Gòn" cho hiệu quả kinh tế cao và tạo dựng được thương hiệu “Cam ông Xê”, ông còn trồng thử nghiệm rất nhiều giống cây có múi khác như cam Valencia, cam Vân Du, cam ruột đỏ, cam sành, bưởi, thanh trà, quýt Thái Lan.

“Với giá như hiện tại 18.000 đồng/kg bán tại nhà vườn, tui khẳng định vụ cam này trừ mọi chi phí cũng lãi cả tỷ đồng. Cảm ơn giống cam bà con từ miền Nam đem ra gửi tặng. Dân Nam Đông chúng tôi có chết cũng không quên ơn. Bà con chúng tôi đã thân thương gọi tên là “cam Sài Gòn” chính là vì nhờ giống cam này đã giúp hàng trăm hộ dân ở huyện miền núi Nam Đông thoát nghèo. Thậm chí người không có đất trồng cam vào mùa vụ đi hái cam thuê cũng có thu nhập từ 300 đến 350.000 đồng/ngày”, ông Xê nói.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất