| Hotline: 0983.970.780

Thứ Hai 12/03/2018 , 07:33 (GMT+7)

07:33 - 12/03/2018

Không vì dân, nói gì cũng khó nghe

Thời gian qua, có một phát ngôn khá sốc mà điểm chung của những phát biểu ấy, dễ nhận ra là hình như, những người phát biểu không đặt mình vào vị trí người dân. Không hiểu dân, không vì dân, nên có những người càng biện bạch, giải thích, càng mắc cười, khó nghe.

Ngay tuần trước, những người tham dự phiên tòa xét xử 9 bị cáo trong vụ án “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” liên quan đến việc vỡ đường ống nước Sông Đà do Vinaconex làm chủ đầu tư dường như đã không thể tin vào tai mình khi nghe một vị luật sư nói về sự cố này.

Theo như tường thuật của báo chí, luật sư Lê Ngọc Hà, người bào chữa cho nhóm các bị cáo thuộc đơn vị giám sát tư vấn dự án Đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Sông Đà – Hà Nội cho rằng không có đủ căn cứ để xác định thiệt hại trong 18 lần vỡ đường ống.

Nhưng lạ lùng hơn, vị luật sư này cho rằng: "Việc tuyến ống 18 lần bị vỡ nên phải dừng cấp nước cho người dân thành phố Hà Nội, khi dừng cấp nước thì người dân không còn sử dụng, và không sử dụng thì người dân… không mất tiền".

Chao ôi, nếu như là một lời của một vị quan chức nhà nước nào nói rằng, vì những sự cố ấy mà người dân đỡ tốn tiền nước như ý câu trên thì ắt hẳn, trên báo chí, mạng xã hội đã ầm ầm bình luận cho rằng người phát biểu ấy vô trách nhiệm rồi.

Đành rằng, luật sư nào cũng vì thân chủ của mình thôi, nhưng ở đây, vì thân chủ mà bất chấp lý lẽ, cho rằng vì dừng cấp nước nên người dân không phải mất tiền nước và đó là một lập luận chính để ông cho rằng, không đủ căn cứ để xác định thiệt hại 18 lần đường ống nước vỡ quả thật là quá nực cười.

Thưa ông luật sư Hà, có người dân nào muốn bị mất nước để không phải dùng nước, để đỡ tốn tiền không?

Thường cứ hết một năm, báo chí hay làm các bài tổng hợp các sự kiện, vấn đề nổi bật về kinh tế, xã hội, thể thao... trong năm. Nhưng hình như chưa có báo nào làm tổng hợp những phát ngôn gây sốc trong năm.

Có lẽ, phát ngôn trên của ông Hà cũng sẽ đi vào danh sách "những phát ngôn gây sốc nhất" trong năm 2018 nếu có cuộc bình chọn kiểu này.

Trong năm 2017, độc giả hẳn còn nhớ có hàng loạt phát ngôn cũng rất gây cười mà có thể điểm lại ở đây một vài câu "sốc nhất":

Đó là phát biểu: "Xây công viên nghĩa trang để giúp tỉnh phát triển bền vững” – Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Nguyễn Văn Trì (Vietnamnet).

Đó là câu nói: "Tăng thuế VAT không ảnh hưởng đến rau, thịt, dân nghèo đừng lo"- Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế, Bộ Tài chính Phạm Đình Thi (Dân trí)…

Còn nhiều phát ngôn "bất hủ" như vậy. Nói "bất hủ" vì ngay từ khi được đăng, dẫn lại trên báo chí, mạng xã hội, những phát ngôn đó đều gây sốc, tạo nên bức xúc lớn trong dư luận xã hội và đến giờ, đã qua năm 2017, nhiều người vẫn còn nhắc đến.

Những phát ngôn đấy đều liên quan đến người dân, dường như những người nói đều định muốn lấy dân làm điểm tựa cho lý lẽ của mình. Nhưng chính vì cái lý đó không đúng, không có cơ sở thực tế mà sau đó, trên báo chí, mạng xã hội đã có hàng loạt bài viết phản biện lại với những lý lẽ rất chắc chắn, sắc sảo, cho thấy những người phát biểu không hiểu được điều họ nói, họ nghĩ thực sự là trái ngược với lợi ích chính đáng của người dân.

Và chính vì nó trái, không đúng thực tế nên những người nói ra được các câu ấy, càng nói, càng gây phản cảm, mắc cười. Thà rằng, họ đừng nói ra những câu đấy, còn tốt cho họ hơn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm