| Hotline: 0983.970.780

Khu lâm nghiệp công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ: Một đề án cấp thiết

Thứ Năm 08/10/2020 , 07:11 (GMT+7)

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định việc thành lập Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ là cần thiết, phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Khu Lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao được kỳ vọng sẽ cải thiện chất lượng cho đồng bào vùng cao Nghệ An (ảnh) và các tỉnh lân cận.

Khu Lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao được kỳ vọng sẽ cải thiện chất lượng cho đồng bào vùng cao Nghệ An (ảnh) và các tỉnh lân cận.

Tạo nền móng

Ngày 18/9/2020 tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã chủ trì cuộc họp liên quan đến “Đề án Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ”.

Sau khi nghe báo cáo của đại diện lãnh đạo Bộ NN-PTNT, UBND tỉnh Nghệ An, các đơn vị liên quan, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng kết luận:

Thành lập Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ tại địa bàn tỉnh Nghệ An (là một trong ba khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao được nêu trong Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), gồm các dự án về nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi khép kín từ chọn tạo giống đến chế biến, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ là cần thiết.

UBND tỉnh Nghệ An sẽ là chiếc cầu nối trong việc thực hiện Đề án. Ảnh: Việt Khánh.

UBND tỉnh Nghệ An sẽ là chiếc cầu nối trong việc thực hiện Đề án. Ảnh: Việt Khánh.

Để đảm bảo tính khả thi, hiệu quả, tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật về công nghệ cao, đầu tư, đầu tư công, đất đai, lâm nghiệp… Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu UBND tỉnh Nghệ An nghiên cứu kỹ các quy định pháp luật hiện hành, tiếp thu ý kiến của các Bộ, Ngành khẩn trương hoàn thiện Đề án thành lập và dự thảo Quy chế hoạt động gửi Bộ NN-PTNT chủ trì thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Đề án cần xác định rõ Khu lâm nghiệp là nơi thực hiện các hoạt động nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực lâm nghiệp để triển khai các nhiệm vụ trọng tâm được quy định tại Luật Công nghệ cao, tại Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg và nhu cầu thực tiễn vùng Bắc Trung Bộ.

Quá trình thực hiện phải làm rõ chức năng và quy mô của từng khu, từng phân khu, từng dự án thành phần cũng như diện tích đất lúa và đất rừng cần sử dụng, đảm bảo phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Phải sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên, tránh lợi dụng chính sách, tránh tiêu cực, lãng phí. Đảm bảo không tác động tiêu cực đến môi trường, sinh kế và cuộc sống của người dân.

Bên cạnh đó, việc phân chia các khu chức năng (trung tâm sản xuất giống cây lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao; khu sản xuất chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ; sàn giao dịch kết hợp triển lãm giới thiệu gỗ nguyên liệu, các sản phẩm chế biến từ gỗ và lâm sản ngoài gỗ) cần bám sát nội dung quy định tại Điều 4 của Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg.

Nội dung kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng nêu rõ: Các quy định về chủng loại, hàm lượng, tỷ trọng công nghệ cao ở từng khâu, phân khu và doanh nghiệp, dự án đầu tư vào Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải thể hiện rõ sự khác biệt so với các khu công nghiệp hiện có.

Đối với phương án tổ chức quản lý, điều hành phải tinh gọn, hiệu quả, nhất quyết không phát sinh thêm bộ máy và biên chế.

Đánh thức tiềm năng

Tham gia Đề án, Công ty CP Tập đoàn Thiên Minh Đức thực hiện hạng mục “Trung tâm giống cây lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao Bắc Trung Bộ - DKC”. Mục tiêu sẽ cung cấp cây giống phục vụ nhu cầu trồng rừng trên địa bàn Nghệ An và các tỉnh lân cận, đồng thời cung ứng nguồn giống gốc cho các vườn ươm vệ tinh trong khu vực.

Công ty CP Tập đoàn Thiên Minh Đức sẽ là đầu tàu. Ảnh: Việt Khánh.

Công ty CP Tập đoàn Thiên Minh Đức sẽ là đầu tàu. Ảnh: Việt Khánh.

Chưa dừng lại, Trung tâm còn cung cấp dịch vụ chuyển giao thiết bị và công nghệ tiên tiến trong sản xuất giống cây lâm nghiệp, đào tạo và chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống cây lâm nghiệp cho các đơn vị kinh doanh; cung cấp dịch vụ tham quan, học tập và ứng dụng công nghệ mới.

Khi hoàn thiện, cơ sở đảm bảo công suất 1.000.000 cây giống đầu dòng cho mỗi chu kỳ khai thác hom tối đa 3 năm; 20.000.000 cây giống chất lượng cao/năm bằng phương pháp nuôi cấy mô; 100.000.000 cây giống chất lượng cao bằng phương pháp giâm non.

Trồng rừng gỗ lớn mang lại giá trị kinh tế vượt trội là điều ai cũng biết, nhưng làm thế nào để đảm bảo sinh kế tối thiểu chu kỳ 10 năm cho những hộ tham gia lại là rào cản. Vì lẽ đó, việc kết hợp trồng gỗ lớn và lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng của Thiên Minh Đức được xem là lời giải cho câu hỏi hóc búa.

Đối với nội dung phát triển vùng nguyên liệu liên kết trồng rừng gỗ lớn gắn với cấp chứng chỉ rừng và trồng cây lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng, UBND tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo 16 đơn vị chủ rừng (ban quản lý rừng phòng hộ, công ty lâm nghiệp…) căn cứ quỹ đất nhà nước được giao để xây dựng đề án liên doanh, liên kết. Về phần Thiên Minh Đức cần chủ động khâu nối, xác định rõ phạm vi, quy mô, từ đó ưu tiên huy động nguồn vốn để thực hiện có hiệu quả.

Trình bày tham luận tại Hội thảo khoa học cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc xác định cây con chủ lực của tỉnh Nghệ An, bà Chu Thị Thành, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Thiên Minh Đức nhấn mạnh: “Tổ chức phát triển nguyên liệu (gỗ, dược liệu…) sẽ tạo việc làm ổn định cho hàng vạn lao động lâm nghiệp và lao động dịch vụ thông qua công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ khai thác rừng. Qua đó góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho tỉnh Nghệ An và các địa phương khác trong vùng hưởng lợi”.

Bà Chu Thị Thành nhấn mạnh vai trò của việc liên kết. Ảnh: Việt Khánh.

Bà Chu Thị Thành nhấn mạnh vai trò của việc liên kết. Ảnh: Việt Khánh.

Theo tính toán chung, Đề án khi đi vào hoạt động sẽ tăng cao rõ rệt giá trị sản xuất lâm nghiệp của khu vực Bắc Trung Bộ, đến năm 2025 giá trị kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ toàn vùng đạt khoảng 2,0 tỷ USD, đến năm 2035 nâng lên 3,0 tỷ USD.

Qua theo dõi được biết, hiện chỉ tiêu trồng rừng nguyên liệu cơ bản đạt kế hoạch, dù vậy với cây dược liệu lại là câu chuyên khác, điều này một phần phụ thuộc vào quá trình đầu tư, vào chế tài, chính sách, công tác quản lý, đặc biệt là mối liên kết với người dân…

Để hoàn thành một đề án đặc biệt quan trọng với sức cộng hưởng vô cùng lớn, đòi hỏi các bên liên quan phải thực sự chung tay gắng sức, cùng đổ chất xám, đổ mồi hôi. Nút thắt đang dần được gỡ bỏ, đó là tín hiệu khởi sắc cho ngành lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ.

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Diêm dân buồn nhìn muối trắng trên đồng

Quảng Bình Năm nay, đầu vụ hè nắng nóng kéo dài cho bà con diêm dân được mùa nhưng không có lãi vì rớt giá…

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.

Bình luận mới nhất