| Hotline: 0983.970.780

Kinh doanh rừng để bảo vệ rừng!

Thứ Tư 01/12/2010 , 09:24 (GMT+7)

Việc phân tích nguyên nhân suy thoái rừng tự nhiên cho thấy con đường hiệu quả nhất để bảo vệ và phát triển rừng tự nhiên là nâng cao hiệu quả kinh tế từ rừng.

* Bảo vệ và phát triển rừng tự nhiên cần dựa vào chính sự giầu có của nó 

Thảo quả - lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế cao
Rừng tự nhiên suy giảm nghiêm trọng

Diện tích rừng tự nhiên đang giảm mạnh. Theo số liệu mới nhất của Viện Điều tra Quy hoạch rừng, trong vòng từ năm 2005 trở lại đây, diện tích rừng tự nhiên vùng Tây Bắc giảm hơn 18.000 ha. Mặc dù tổng diện tích rừng có tăng lên nhưng chỉ tăng ở diện tích rừng trồng. Rừng tự nhiên vẫn tiếp tục bị đốt để làm nương rẫy.

Thiệt hại lớn nhất vẫn là rừng ở khu vực Tây Nguyên. Rừng nơi đây bị giảm sút nghiêm trọng cả về diện tích và tính đa dạng sinh học, phần lớn do dân di cư tự do gây ra, nhất là rừng già, rừng đầu nguồn. Theo số liệu thống kê trong 9 tháng đầu năm 2010, diện tích rừng ở 5 tỉnh Tây Nguyên bị phá tới 564 ha, bằng 36,3% tổng số điện tích rừng bị phá trong cả nước.

Cũng theo báo cáo của các Chi cục Kiểm lâm khu vực thì từ năm 2000 tới nay diện tích rừng đã bị giảm hơn 30%. Tỉnh Gia Lai: độ che phủ rừng 48,6% đến năm 2008 chỉ còn 46%; năm 2009 diện tích rừng Gia Lai tiếp tục giảm thêm 2.555 ha. Tại KonTum, từ năm 2007 đến nay đã giảm hơn 4.578 ha rừng; tỉnh Đăk Lăk bình quân mỗi năm mất khoảng 3.000 ha rừng…

Tài nguyên rừng không chỉ giảm về mặt số lượng mà còn giảm cả về chất lượng bởi diện tích rừng giầu ngày càng cạn kiệt. Nếu cả nước hiện nay có khoảng 600.000 ha rừng nghèo thì trong đó Tây Nguyên chiếm 300.000 ha, bằng 50%. Sản lượng gỗ quy còn rất ít. Đa dạng sinh học rừng giảm nghiêm trọng.

Theo số liệu của Bộ NN- PTNT, trong tổng diện tích khoảng 8 triệu ha rừng gỗ hiện có của VN, rừng giầu với trữ lượng trên 300 m3/ha chỉ còn 0,3%, rừng trung bình với trữ lượng 150 m3/ha chỉ còn 17,2%, rừng nghèo và rừng đang phục hồi chiếm tới 82,5%. Những loài gỗ quý còn lại rất ít, các loài cây ngoài gỗ có giá trị cao cũng hiếm khi gặp được, những loài thú lớn chỉ còn lại mật độ 1 con trên hàng chục ngàn ha, các loài thú nhỏ cũng chỉ tập trung ở những vườn quốc gia hay khu bảo tồn thiên nhiên.

 Tình trạng nghèo kiệt của rừng tự nhiên cũng là nguyên nhân khiến người dân không quý rừng. Khi thực hiện giao đất, giao rừng các nhà hoạch định chính sách cho rằng quyền sử dụng sẽ là yếu tố gắn bó người dân với rừng thúc đẩy họ bảo vệ và phát triển rừng nhưng thực tế nhiều trường hợp người dân sau khi nhận được đất rừng vẫn sẵn sàng phá để lấy đất canh tác.

Lâm sản ngoài gỗ, tiềm năng để ngỏ

Theo PGS. TS Vương Văn Quỳnh, Viện Sinh thái rừng và Môi trường thuộc Trường ĐH Lâm nghiệp, rừng có chức năng kinh tế rất lớn và giá trị kinh tế của rừng đang ngày càng được gia tăng nhờ những tiến bộ của khoa học công nghệ trong khai thác, chế biến và phát triển thị trường lâm sản.

Tuy nhiên, ở VN khi nói giá trị của rừng người ta thường chỉ chú ý‎ đến giá trị gỗ, ít người nhận thức được rằng rừng còn khả năng cung cấp vô số lâm sản khác như dầu, nhựa, sợi, lương thực, thực phẩm, dược liệu, nguyên liệu cho thủ công mĩ nghệ… mà nếu biết quản lý tốt thì tổng nguồn lợi từ những lâm sản này có thể còn lớn hơn nhiều lần giá trị gỗ. Ngay cả những nhà quản lý cũng chưa nhận thức được rằng kinh doanh lâm sản ngoài gỗ là giải pháp tuyệt vời để bảo vệ và phát triển rừng.

Chính vì vậy chúng ta còn thiếu những giải pháp khoa học công nghệ để nâng cao năng suất và hiệu quả tổng hợp của rừng tự nhiên. Công nghệ chế biến lâm sản từ rừng tự nhiên cũng chỉ tập trung vào chế biến gỗ, nhiều loại lâm sản ngoài gỗ rất quý nhưng không được đầu tư chế biến mà chỉ buôn bán qua đường tiểu ngạch dưới dạng sản phẩm thô hoặc bán thành phẩm. Thiếu quan tâm và không đầu tư xứng tầm là nguyên nhân quan trọng làm giảm giá trị của sản phẩm từ rừng tự nhiên và hiệu quả của quản lý rừng nói chung.

Việc phân tích nguyên nhân suy thoái rừng tự nhiên cho thấy con đường hiệu quả nhất để bảo vệ và phát triển rừng tự nhiên là nâng cao hiệu quả kinh tế từ rừng. Bảo vệ và phát triển rừng tự nhiên cần dựa vào chính sự giầu có của nó. Nguồn lợi kinh tế cao và đa dạng phải được coi là động lực cơ bản lôi cuốn cộng đồng và các lực lượng xã hội vào hoạt động bảo vệ phát triển rừng.

Cần nâng cao kiến thức và kĩ năng cho cộng đồng để họ có thể phát triển các giải pháp nhằm khai thác được ở mức cao nhất những nguồn lợi từ rừng trong đó có gỗ, lâm sản ngoài gỗ, dịch vụ môi trường, giải trí nghỉ dưỡng… Phải làm cho rừng trở thành nguồn sống của người dân và hoạt động bảo vệ và phát triển rừng đồng nghĩa với hoạt động phát triển KTXH.

Để làm được điều đó cần có chính sách phát triển lâm sản ngoài gỗ. Đặc điểm có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất lâm nghiệp vùng núi là địa hình hiểm trở, chi phí cho vận chuyển hàng hóa lớn nhưng hạn chế này không tác động nhiều đối với các lâm sản ngoài gỗ vì đây là sản phẩm có giá trị cao nhưng khối lượng nhỏ. Về sinh thái, khai thác lâm sản ngoài gỗ luôn chỉ hướng vào một phần sinh khối của rừng như lá, hoa, quả, nhựa, một phần dây leo, dây bụi… không ảnh hưởng đến cấu trúc của rừng. Ngoài ra, có thể bảo vệ rừng bằng cách phát triển chăn nuôi động vật rừng vừa cung cấp sản phẩm cho xã hội, vừa góp phần tăng thu nhập từ rừng.

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm