| Hotline: 0983.970.780

Kinh nghiệm của một F0 điều trị tại nhà

Thứ Hai 15/11/2021 , 13:38 (GMT+7)

Cách tốt nhất là mỗi người, mỗi nhà tự rút ra kỹ năng, phương pháp xử lý, chăm sóc sức khỏe khi chẳng may bị dính Covid-19.

Tác giả Nguyễn Kiều Nhung là một F0 đã khỏi bệnh.

Tác giả Nguyễn Kiều Nhung là một F0 đã khỏi bệnh.

Khi đã qua "đỉnh" dịch, Sài Gòn, Hà Nội và các tỉnh thành sẽ trở lại trạng thái bình thường, để phát triển kinh tế, tháo gỡ những khó khăn cho người dân. Chắc chắn một điều rằng, chúng ta sẽ phải "sống chung" với dịch bệnh và việc kiếm soát số F0 lây nhiễm trong cộng đồng sẽ rất khó. Cách tốt nhất là mỗi người, mỗi nhà tự rút ra kỹ năng, phương pháp xử lý, chăm sóc sức khỏe khi chẳng may bị dính Covid-19.

Đã có rất nhiều bài viết, video tư vấn cho bệnh nhân F0 của giới chuyên môn. Là người bị mắc Covid, sau hai tháng điều trị, tôi xin chia sẻ một số kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân để các bạn tham khảo.

Triệu chứng

Những ngày đầu chỉ thấy người hơi mệt, húng hắng ho, đêm mất ngủ. Tôi không nghĩ mình bị Covid-19, bởi tôi đã phòng rất kỹ (suốt hơn 3 tháng chỉ ở trong nhà, không bước chân ra đường, đồ ăn mua online, trả tiền qua tài khoản, người ta ship đến cửa, đặt ở đó và gọi điện xuống lấy).

Khoảng 7- 10 ngày sau, người tôi cứ mệt rũ, đo nhiệt độ thấy sốt nhẹ (37,5- 38 độ), lưỡi tê, đau đầu, nhức mỏi người, nước mắt nước mũi cứ chảy (tôi sốt nhẹ, nhưng có nhiều người sốt cao 39,5- 40 độ). 

Sau ba ngày, tôi hết sốt nhưng bắt đầu bị tiêu chảy. Uống men tiêu hoá và berberin, không đỡ. Rồi tôi bị những cơn tức ngực, rồi ho, ho như muốn nổ cổ, cảm giác cổ bỏng rát, có cái gì đó vương vướng, muốn ói ra, muốn ho, muốn nhổ mà không được. Cổ đặc lại, ngực trái và lưng đau tức. Giọng nói bắt đầu lạc đi. Có những đêm thức trắng vì ho và khó thở, cạn kiệt sức. Nhiều lúc đi vệ sinh phải bò dậy rồi lom khom người lết đi và vào đến toilet rồi thì chỉ ôm cái bồn rửa mặt để ho, để khạc, rồi cứ mệt lả trong đó.

Chữa trị

- Đông y: Tôi có quen ông anh là nhà khoa học đang nghiên cứu sản xuất thuốc điều trị Covid -19 từ mấy chục loại thảo dược. Hiện tại do đang trình các thủ tục xin cấp phép nên thuốc chưa được bán công khai, nhưng đã đang cho thử nghiệm điều trị nhiều bệnh nhân Covid-19. Anh tặng thuốc cho tất cả các bệnh nhân F0.

- Tây y: Trong nhà tôi luôn dự trữ sẵn các loại thuốc: ho, đau đầu, hạ sốt, men tiêu hoá... Khi sốt thì uống Paracetamol và liên tục đo nhiệt độ. Tôi cứ tự điều trị, đến khi mệt quá mới báo người thân. Lúc đó, chị gái tôi là dược sỹ, chị có nhờ thêm bác sỹ kê đơn, đơn thuốc như sau:

  • Cefuroxim 500mg: 30 viên
  • Azithromycin 250mg: 30 viên
  • Dexamethason 0.5mg: 50 viên
  • Lomac 20mg: 15 viên
  • Loratadin 10mg: 10 viên
  • Siro ho: 2 lọ
  • Paracetamol 650mg: 20 viên

Uống trong 15 ngày, nhưng từ ngày thứ 7 giảm dần liều lượng. Riêng Pracetamol thì khi sốt 38,5-39 độ mới được uống, cách nhau 6 tiếng và không quá 4 viên/ ngày. Và vì mình quá khổ quá tải (béo) nên phải dùng loại 650mg thay vì 500 như mình vẫn uống những ngày trước.

- Thêm một loại thuốc khác (do tôi áp dụng từ những lần ốm/ cảm cúm thông thường), đó là ngải cứu khô. Tôi dùng cây ngài cứu khô (có bán nhiều ở các hiệu thuốc) đốt và hơ lên các huyệt: Luân xa 6 (giữa hai lông mày), luân xa 7 hay còn gọi là huyệt bách hội, trên đỉnh đầu. Hơ liên tục, dí sát vào da, đến khi nóng thì bỏ ra, hơ vào những chỗ đau: cổ, tay, chân, gan bàn chân... kèm bấm huyệt (1 tay hơ 1 tay bấm). Ngày làm 3-4 lần. Sẽ nhẹ đầu, nhẹ người rất nhanh. Có thể đưa vào mũi ngửi (cẩn thận sặc ho vì khói).  Ngoài ngải cứu khô có thể đốt trầm. Để xua bớt những âm khí trong nhà.

- Xông hơi: Từ ngày Sài Gòn giãn cách, ở nhà rảnh, tôi vẫn đun lá xông tuần 2 lần. Đến khi có bệnh, mỗi ngày xông 1 lần. Nồi nước xông gồm: Gừng, chanh, xả, lá chanh, lá bưởi (hoặc mua viên xông ở hiệu thuốc, mỗi lần xông cho 4 viên vào nồi nước).

- Nước Chanh- Mật ong: Mỗi sáng sau khi ngủ dậy uống 1 ly đầy, pha ấm (hơi nóng).

- Nước cam: Mỗi ngày 2 ly

- C sủi: Mỗi ngày 1 – 2 ly hoặc pha nước chanh ấm ngày 2 ly.

- Nước muối: Pha thêm muối vào chai nước muối Vĩnh Phúc mua ở hiệu thuốc, cho thêm độ mặn, hàng ngày súc miệng, khò họng nhiều lần bằng nước muối này.

- Nước dừa: Phương pháp chữa bệnh dân gian, uống dừa đun sôi với đường phèn. Công thứ: 1 trái dừa + 1 viên đường phèn bằng đầu ngón tay. Nữ uống 9 quả (mỗi ngày 1 quả), nam uống 7 quả.

- Đồ ăn: Cơm, cháo, mỳ, có gì ăn được cố ăn thật nhiều. Đặc biệt là trái cây, sữa chua, sữa tươi. Tôi cứ nấu 1 nồi canh (xương hoặc thịt băm) với các loại củ: khoai tây, cà rốt, bí đỏ... thật mềm để dễ nuốt. Không ăn đc cơm thì cố gắng húp bát canh đó. Nhắm mắt húp. Nấu cháo tôi cũng cho thêm đủ loại rau củ (xay rau củ nấu cùng, giống như bột ăn dặm cho em bé, rồi húp).

- Thể dục: Ai khuyên tập thể dục thật nhiều, tập mọi lúc có thể thì ậm ừ vậy thôi, chứ những ngày mệt nhất đố thể dục được, không muốn/ không thể cử động chân tay. Người đau nhức ê ẩm, nằm bê sê lết luôn. Ngồi xông còn muốn đổ gục, đi vệ sinh phải vịn ghế, vịn tường. Khi hết sốt, hết khó thở thì bắt đầu tập dang tay, giơ chân trên giường. Rồi dậy được thì tập các động tác nhẹ nhàng. Sau đó tập tăng dần thời gian, k tập được thì cố đi lại trong phòng, nhún nhẩy. Học cách lấy hơi, thở ra hít vào theo các bài hướng dẫn tập thở trên mạng.

Hồi phục

Ngày thứ 10 kể từ hôm uống thuốc theo bác sỹ kê, tôi đỡ mệt dần (khoảng ngày thứ 17 kể từ khi bắt đầu có triệu chứng).

Ngày 18: Các triệu chứng đã hết, chỉ còn hơi tê lưỡi và ho. Giọng nói vẫn nghẹt/ lạc/ khản, có lẽ do ho nhiều quá.

Ngày 19: Một bên tay tự dưng tê cứng rất khó cử động. Bắt đầu từ khuỷu tay, xuống bắp dưới, rồi lan ra bàn tay. Có hôm đau nhức không thể bấm điện thoại. Rồi lan dần lên bắp tay trên.

Lúc này phần ngực trái vẫn tức, khi nằm úp (cho dễ thở) thì tức ra phía sau lưng, có lẽ phổi bị tổn thương chưa thể hồi phục. Cổ có nhiều đờm nhưng rất khó để ho ra, rất khó chịu ở cổ.

Đến hôm nay triệu chứng này vẫn chưa hết. Giọng nói chưa trở lại bình thường. Dù tôi test nhanh đã âm tính (nhiều lần).

Cuộc chiến chống Covid-19 ở Việt Nam đã có những thành tựu nhất định.

Cuộc chiến chống Covid-19 ở Việt Nam đã có những thành tựu nhất định.

"Bão Cytokine

Sau hai tháng kể từ khi bị bệnh, người tôi vẫn rất mệt, như hụt hơi, đuối sức. Những tưởng đã khỏi nhưng vẫn ho, thi thoảng tức ngực và một bên cánh tay đau nhức mỏi. Tôi chăm chỉ bấm, tập, xông và vẫn uống thuốc theo đơn bác sỹ mỗi ngày. Nhưng cứ vài hôm bỗng lại thấy người choáng váng, lại ho, những cơn ho kéo dài, ho như muốn nổ cổ. Rồi lại tức ngực, khó thở. Cái cổ họng như đặc cứng lại, tiếng thở rít từng cơn.

Mỗi đêm khó thở, tôi lại nghĩ đến những bệnh nhân chết vì không kịp cấp cứu, vì thiếu oxy, vì khó thở đã xem trên mạng, nghĩ đến hình ảnh (ám ảnh) của các nhóm thiện nguyện đi gom xác. Càng hoang mang hơn khi đọc những bài viết: Tại sao test covid âm tính rồi vẫn chết? Về sự nguy hiểm của "bão Cytokine" làm viêm phổi cấp, viêm và suy đa tạng. Khi đã xảy ra "bão Cytokine" thì đang nói cười bình thường bỗng chuyển sang mệt mỏi, tụt oxy nhanh chóng (cực nhanh chỉ trong 3-4 tiếng hoặc qua đêm ngủ dậy là... đi luôn).

Những lần như thế, cứ qua một cơn khó thở, tôi lại tự nhủ: cố gắng, cố gắng, cố gắng. Mình không thể chết, không thể chết. Thường cơn khó thở đến về đêm, lúc 1- 2 giờ sáng. Có đêm, kéo dài 4- 5 tiếng, đến gần sáng. Tôi kiệt cùng sức lực, nhưng vẫn cố tập thở bằng các bài tập đã được hướng dẫn. Cố cử động tay chân.

Đêm đó, khi mệt nhất, tôi chỉ kịp vơ vội chiếc điện thoại, khó nhọc liên hệ một số nơi cung cấp Oxy, gọi nhà thuốc, và một hai người có thể đến ứng cứu, gọi thầy trợ giúp tâm linh từ xa, gọi về nói với các con: Mẹ mệt lắm, nhưng đừng báo với ông bà. Làm được đến vậy, rồi xỉu đi.

Trong mê man, thấy rất nhiều người đi lại như cái bóng lướt qua, chới với gọi: Bác sỹ, cứu tôi, cứu tôi... rồi miệng cứng đờ lại, người cũng cứng. Chập chờn, mơ hồ nghe tiếng gọi Nhung ơi. Nhung ơi, Nhung ơi... tiếng gọi lúc một rõ hơn.

Mở mắt ra thấy cậu em cùng cơ quan: May quá, bà tỉnh rồi, không có tôi bà chắc về thế giới bên kia rồi nhé. Tiếng điện thoại của ông anh trợ giúp tâm linh, rồi điện thoại của chị tổng biên tập, của con bé con, của nhà thuốc... chả nghe rõ gì. Lại nhắm mắt, mọi thứ cứ trôi trôi trong màn đêm đen sẫm, kiểu như mình bềnh bồng giữa một dòng sông đen. Suốt mấy tiếng đồng hồ cứ mê rồi tỉnh rồi mê, như thế.

Khi bị dương tính thì nên làm gì?

Điều đầu tiên là báo y tế phường. Tôi đã sai khi không báo, bởi cũng không nghĩ là mình sẽ bị (phòng tránh kỹ thế cơ mà) với cả tâm lý sợ phải đi cách ly (nhìn cảnh hàng ngàn người trong các khu cách ly tập trung trong các clip đăng tải trên mạng mà... hãi hùng), rồi lo mình bị sao, phường xuống phong tỏa cả khu, cư dân tòa nhà họ oán mình. Và thực sự, tôi không có đi đâu, không có gặp ai. Cứ ru rú trong 4 bức tường vậy, thế mà cũng dính.

Không báo y tế phường, cũng đồng nghĩa với việc khi chính quyền có các quy định về thẻ xanh, thẻ vàng để di chuyển thì tôi không có giấy xác nhận của y tế. Và (nói dại), nhỡ chết ngỏm trong nhà, thì cũng không được công nhận là chết do Covid.

- Điều thứ hai: Ăn uống ngủ nghỉ đủ. Cái này thì hơi khó, bởi khi bị Covid-19, thân thể, chân tay rã rời, cổ họng đau rát, sốt li bì, đố mà ăn được cái gì. Nhìn thấy đồ ăn là muốn ói. Nhắm mắt nhắm mũi húp cháo thôi. Cả xem trong nhà có trái cây gì là phải cố ăn bằng được, không muốn nhai thì lấy máy xay sinh tố xay ra, ép nước uống. Ngủ thì cứ gọi là li bì rồi, kiểu mê mê tỉnh tỉnh, chập chờn trong cơn ớn lạnh, tức ngực, khó thở, mồ hôi mồ kê vã ra như tắm, xong lưng lạnh, chân lạnh, đắp 2 chăn vẫn rên hừ hừ.

- Thể dục: Lúc này chân tay đau nhức, người ê ẩm, muốn tập cũng khó lắm, cứ lên tinh thần cố gắng cố gắng, nằm trên giường giơ hai tay, nhấc hai chân lên được phát nào thì được. Vài ngày sau đơ đỡ thì mới rời chỗ nằm ra nhẩy nhót được. Nhưng cũng chỉ được 5- 10 phút là mệt rã rời, là thở không ra hơi. Vậy nên, trong thời gian này chỉ tập các bài tập nhẹ nhàng.

- Thở: Cơn khó thở nó đến thì rất kinh hoàng. Người đổ gục, vịn tay vào tường, vào ghế, hay dựa lưng vào tường, hay nằm sấp co một bên chân như các bác sỹ hướng dẫn, làm đủ cách chỉ để làm sao ̀có thể thở được. Ngực đau tức, cổ họng như có cục đá chèn, cứng lại, tiếng thở rít từng cơn. Lúc này rất sợ chết nhé. Ai nói không sợ chết là nói phét. Đây là lúc có thể "dặn dò", "trăng trối" nếu có ai ở cạnh. Không thì cũng sẽ vớ điện thoại nhắn tin cho người thân: Con/ em/ mẹ mệt quá, không thở được... nếu có bề gì....

Lúc này điều cần nhất là gọi bác sỹ, cấp cứu vào viện hoặc cấp cứu oxy gấp bởi lượng oxy trong máu tụt rất thấp.

(tôi đã bị nhiều lần, nhiều đêm).

- Thuốc: Cần nhất là hạ sốt, tôi không bị sốt cao quá, nhưng đau đầu vô cùng. Suốt nhiều ngày đầu đau như muốn nổ tung, họng đau rát, người đau. Thuốc uống theo đơn bác sỹ kê, tuy nhiên cần tự bổ sung thêm 1 số loại thuốc bổ, thuốc ho, thuốc đông y, thuốc giảm đau.

- Tắm: Bác sỹ đông y thì khuyên không nên tắm nhiều, nên xông 1 ngày 1 lần khi bệnh và 2-3 ngày/ lần khi đỡ bệnh, bởi xông nhiều sẽ mất nước (xông mũi xông họng thì có thế ngày nhiều lần, nhưng xông cả người thì hạn chế k nên xông nhiều). Bác sỹ Tây y thì khuyên nên tắm gội sạch sẽ. Thật ra, lúc này cảm thấy người mình rất bẩn. Sau mỗi cơn sốt, thấy mồ hôi nhễ nhại, nhớp nháp, rất khó chịu, cảm giác đầu tóc bết lại, chỉ muốn đi tắm ngay. Nên trước hết phải sạch sẽ, hết sốt là có thể tắm nước ấm (nóng), tắm xong thấy người nhẹ đi nhiều.

(Kiến thức gia đình số 45)

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm