| Hotline: 0983.970.780

Kon Tum: Mía đường lên ngôi

Thứ Tư 21/03/2012 , 16:46 (GMT+7)

Trong khi các mặt hàng nông sản như cao su, mỳ đua nhau rớt giá khiến người sản xuất và kinh doanh khốn đốn, thì mía đường vẫn được doanh nghiệp thu mua cao hơn theo giá bảo hiểm.

Trong khi các mặt hàng nông sản như cao su, mỳ đua nhau rớt giá khiến người sản xuất và kinh doanh khốn đốn, thì mía đường ở tỉnh Kon Tum vẫn được doanh nghiệp thu mua cao hơn theo giá bảo hiểm. Cây mía lên ngôi, nhiều người trồng mía ở tỉnh Kon Tum lời to và trở thành tỷ phú…

>> ''Choáng'' với giá sắn
>> Miền trung - Tây nguyên: Sắn đồng loạt phá vỡ quy hoạch


Tỷ phú mía đường Nguyễn Thị Trinh (người đầu tiên bên phải) tại ruộng mía đang thu hoach.

Tỷ phú phú mía đường

Là một nông dân thứ thiệt, cả đời gắn với nương rẫy và đồng ruộng. Mấy năm trở lại đây, chị Nguyễn Thị Trinh (xã Ngọc Bay, TP Kon Tum) đã tập trung phát triển cây mía và đổi đời nhờ cây mía. Ngồi trong chiếc xe ô tô con mới cóng trị giá cả tỷ đồng ra thăm ruộng mía, chị Nguyễn Thị Trinh đã khiến tôi bất ngờ khi bảo chiếc xe này mua nhờ cây mía. Chị bảo: “Không có đất, tôi thuê với giá 10 triệu đồng/ha/năm và trồng gần 50 ha mía dọc sông Đăk Bla. Giống mía tôi trồng nhiều là MI, Quế Đường 15... Năng suất mía bình quân đạt 70-90 tấn mía cây/ha (tùy theo từng chân đất). Trồng mía lãi hơn nhiều so với trồng mỳ. Vụ ép này, sau khi trừ đi các khoản chi phí, chị lãi khoảng 1,5 tỷ đồng”.

Còn anh Phan Ngọc Tấn (phường Trần Hưng Đạo, TP Kon Tum) cũng được nhiều người biết đến nhờ giỏi thâm canh cây mía. Không có đất sản xuất, anh Tấn cùng chị Nguyễn Thị Ngọc (phường Thống Nhất, TP Kon Tum) đến tận xã Ya Pí, huyện Chư Pả, tỉnh Gia Lai thuê một khu đất đồi của người dân địa phương, mỗi người trồng hơn 40 ha mía. Tuy là đất đồi, nhưng bằng việc đầu tư thâm canh, năng suất mía của gia đình anh Tấn và chị Ngọc đều đạt bình quân 70 tấn/ha. Với giá bán 1 triệu đồng/tấn cho Công ty Cổ phần đường Kon Tum (CPĐKT) ngay tại đồng, vụ thu hoạch mía này, sau khi trừ chi phí, anh Tấn và chị Ngọc lãi mỗi người hơn 600 triệu đồng. Anh Tấn cho biết: “Nếu đất này đầu tư thâm canh mỳ lãi giỏi lắm 10-15 triệu đồng/ha, còn trồng mía lãi hơn 30-40 triệu đồng/ha”. Sau nhiều năm làm ăn có lãi, anh Tấn cũng đã sắm được xe ô tô con và nhiều tiện nghi sinh hoạt đắt tiền khác.

Lợi ích nhiều bề

Thấy người Kinh làm giàu nhờ cây mía và được sự đầu tư, hỗ trợ của nhà máy đường, nhiều hộ gia đình đồng bào dân tộc Ba Na, Gia Rai… ở TP Kon Tum cũng mạnh dạn trồng mía và có thu nhập khá cao. Theo ông A Ngô-thôn trưởng thôn Kon Hngo Ktu (xã Vinh Quang, TP Kon Tum), cộng tác viên cho Công ty CPĐKT, gia đình ông trồng 1,2 ha mía lãi 60 triệu đồng/năm. Ở Vinh Quang nhiều hộ trồng mía như A Nát, A Chút… trồng 2 ha mía, đều lãi 100 triệu đồng/năm. Bên canh việc trồng mía và nhờ có công vận động dân làng phát triển cây mía, A Ngô cùng nhiều già làng, thôn trưởng khác còn được Công ty CPĐKT hỗ trợ 2 triệu đồng/tháng (hỗ trợ trong 6 tháng).


Mở rộng phát triển vùng nguyên liệu mía

Theo ông Nguyễn Văn Nhương-Phó phòng Nông vụ (Công ty CPĐKT), hiện nay có nhiều giống mía như K 88-65, K84-200, K88-92, K95-156, F 175…đạt năng suất khá cao. Nhiều nông dân thâm canh tốt, năng suất đạt trên 100 tấn mía cây/ha. Với năng suất này thì lợi nhuận trồng mía đạt từ 70 triệu đồng/ha trở lên.

Việc phát triển cây mía còn giải quyết việc làm thêm cho nhiều lao động từ các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên…và người dân địa phương. Ông Nguyễn Văn Dũng (quê ở Quảng Ngãi) chặt mía cho bà Nguyễn Thị Trinh cho biết: Hàng năm cứ vào tháng 11 năm trước đến hết tháng 3 năm sau, chúng tôi thường lên Kon Tum chặt mía thuê để kiếm tiền lo cho con cái học hành. Bà Trinh cũng như nhiều chủ mía ở đây thường khoán công chặt với giá 170 nghìn đồng/tấn mía cây. Bình quân mỗi người chặt được 1,2 tấn mía, thu được hơn 200 nghìn đồng/người/ngày.

Ông Lê Quang Trưởng-Tổng giám đốc Công ty CPĐKT cho biết: Trong khi nhiều mặt hàng nông sản như cao su, mỳ rớt giá thì mía đường vẫn giữ được giá ổn định. Để phát triển vùng nguyên liệu, công ty đã bảo hiểm 900 nghìn đồng/tấn mía cây cho nông dân tại ruộng. Tuy nhiên, khi thị trường biến động, giá cả tăng lên thì công ty sẽ tăng giá thu mua lên có lợi cho nông dân. Cụ thể: Niên vụ 2011-20212, công ty thu mua với giá 1 triệu đồng/tấn mía, cao hơn so với giá bảo hiểm 100 nghìn đồng/tấn. Bên cạnh đó, công ty còn có chính sách hỗ trợ 5 triệu đồng/ha cho nông dân chuyển từ cây trồng khác sang trồng mía; hỗ trợ 30% cây giống cho diện tích trồng mới (tương ứng 5 triệu đồng/ha)… Bằng các chính sách này, công ty phát triển 1.900 ha mía nguyên liệu, năm 2011 làm ăn có lãi đã nộp ngân sách Nhà nước 36 tỷ đồng và thực hiện nhiều chính sách an sinh xã hội khác.

Xem thêm
Nhiều thị trường sẽ 'theo chân' EU về quy định không gây mất rừng

Các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ cũng sẽ theo EU bởi đây là xu thế tất yếu trong chuyển đổi xanh, giảm phát thải carbon, hướng đến phát triển bền vững.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Chọn nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm’, Dabaco đặt kế hoạch lợi nhuận 729 tỷ đồng

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động khó lường, cùng mục xuyên suốt là 3F, năm 2024 Dabaco sẽ chọn lựa nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm'.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.