| Hotline: 0983.970.780

Kỹ thuật chăm sóc vườn sầu riêng sau khi thu hoạch

Thứ Sáu 06/09/2024 , 09:37 (GMT+7)

Chăm sóc vườn sầu riêng sau khi thu hoạch là việc rất quan trọng của nhà nông giúp cây sầu riêng phát triển khoẻ mạnh, cho năng suất, chất lượng trái ngon trong vụ tới...

Vườn sầu riêng sau thu hoạch nhà nông cần tạo hình, tỉa cành, xử lý phòng trừ bệnh xì mủ cho vườn cây. Ảnh: Tuấn Nam.

Vườn sầu riêng sau thu hoạch nhà nông cần tạo hình, tỉa cành, xử lý phòng trừ bệnh xì mủ cho vườn cây. Ảnh: Tuấn Nam.

Sau một vụ mùa mang trái, việc chăm bón phục hồi vườn cây sau khi thu hoạch là điều cần thiết để tạo ra cơi đọt mới với bộ lá khỏe mạnh chuẩn bị bước vào thời kỳ ra hoa đậu quả mới cho năm sau. Các công việc nhà nông trồng sầu riêng cần tiến hành chăm sóc sau khi thu hoạch là:

Tạo hình tỉa cành, xử lý phòng trừ bệnh xì mủ cho vườn cây

Việc này cần tiến hành sớm sau khi thu hoạch sầu riêng vào các ngày trời nắng ráo. Cần cưa bỏ những cành suy kiệt, các cành bị bênh phá hoại nặng. Gom các cành bệnh tật ra khỏi lô, tiêu hủy để ngăn sự lây lan nguồn bệnh.

Loại bỏ các cành con vô hiệu mọc trên cành mang quả để tránh sự tiêu hao dinh dưỡng, loại bỏ các cuống quả còn lại trên cành. Vệ sinh các vết cưa, cắt có đường kính >2cm bằng thuốc nấm bệnh hay keo liền da.

- Kiểm tra bệnh xì mũ do nấm Phythophtora trên thân, cành. Xử lý phòng trừ bằng cách cạo sạch vết bệnh rồi bôi thuốc đăc trị như Ridomil Gold 68WG, Aliette 800WG, Eddy 72 WP.….

- Tiến hành phun thuốc rửa vườn, phòng trừ đốm rong trên lá và rêu, mốc trên cành.

Tuy đốm rong trên lá và trên thân cành là một bệnh không gây hại tức thời, nhưng đốm rong nếu để phát triển mạnh, lâu dài sẽ làm cây suy yếu. Thời điểm phòng trừ thích hợp nhất là sau khi thu hoạch và cắt tỉa cành xong. Sử dụng các loại thuốc gốc đồng để phun lên bộ tán lá và thân cành. Có thể dùng Champion 57,6 DP, Norshield 58WP, Coc 85WP……

Cung cấp dinh dưỡng cho cây

Bón phân hữu cơ và chất cải tạo đất: Phân hữu cơ là một loại phân không thể thiếu để bồi dưỡng đất đai cho vườn sầu riêng. Có thể dùng phân chuồng đã ủ hoai mục hay các loại phân hữu cơ chế biến. Ưu tiên các loại phân hữu cơ chế biến có thành phần vi sinh vật đối kháng với các loại nấm bệnh, tuyến trùng gây hại bộ rễ cây. Vì phân hữu cơ có tác dụng chậm, nên bón sớm sau khi thu hoạch.

Các loại phân hữu cơ của Công ty CP Phân bón Bình Điền được khuyến nghị bón cho sầu riêng gồm:

- Phân hữu cơ sinh học Đầu Trâu Đa Năng, có hàm lượng hữu cơ rất cao: 70%, acid humic, acid fulvic và khá đầy đủ các chất đa, trung vi lượng.

- Phân hữu cơ chế biến thông thường gồm BLC 08 và HCMK 8, đây là các loại hữu cơ vi sinh có chứa các loại vi sinh vật hữu ích và đối kháng với nấm bệnh trong đất như nấm Trichoderma.sp, vi khuẩn Bacillus sp, Pseudomonas sp...... Chọn lựa một trong các khuyến cáo sau để bón phân hữu cơ sau khi thu hoạch:

- Phân chuồng hoai mục: bón từ 40-50kg/gốc/cây.

- Phân hữu cơ sinh học Đầu Trâu Đa Năng: 8-10 kg/cây.

- Phân hữu cơ chế biến thông thường như BLC 08, HCMK 8: 10-15 kg/gốc.

Cần rải phân hữu cơ lên mặt đất chiếu theo tán sầu riêng, kéo đất ngoài tán lấp phân kết hợp vun gốc cho sầu riêng.

Ngoài ra cần bón chất cải tạo đất Đầu Trâu Trung lượng Plus  (có chứa các dưỡng chất: Ca: 10%; Mg: 5%; S: 6%; SiO2:1%) để cung cấp trung lượng và cải thiện dần độ chua của đất, bón từ 4-5kg/cây, rải đều khắp mặt đất dưới tán cây.

Các loại phân bón rất tốt để chăm bón cho vườn sầu riêng sau thu hoạch của Công ty CP Phân bón Bình Điền. Ảnh: Tuấn Nam.

Các loại phân bón rất tốt để chăm bón cho vườn sầu riêng sau thu hoạch của Công ty CP Phân bón Bình Điền. Ảnh: Tuấn Nam.

Bón phân vô cơ: Nhà nông cần bón các loại phân NPK có tỷ lệ 2-2-1 hay 3-2-1 để chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch. Giai đoạn này cây cần nhiều lân và đạm để phục hồi bộ rễ, phát triển nhanh cơi đọt. Các loại phân AT1 (18-12-8 TE) và Đầu Trâu Tăng Trưởng (19-12-6 TE), 20-15-5 TE..... đáp ứng yêu cầu này. Lượng bón từ 1,5 – 2 kg/cây/lần, bón 2 lần.

Bón phân bón lá: Là một kỹ thuật cung cấp dinh dưỡng không thể thiếu đối với cây sầu riêng. Vào giai đoạn sau thu hoạch, phun các loại phân bón lá Đầu Trâu MK 30-10-5; Mekong SR1, Đầu Trâu MK Amica Nano Plus, định kỳ 15-20 ngày/lần. Phun ướt hai mặt lá khi mát trời sẽ giúp bộ lá phát triển nhanh, dày, khỏe mạnh.

Cùng với việc phun phân bón lá, nhà nông cần chú ý đến việc phòng trừ các loại rầy nhảy, rầy xanh chích hút để bảo vệ bộ lá cho cây sầu riêng. Có thể phối trộn các loại phân bón lá nói trên với thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ côn trùng chích hút để phun kết hợp.

Xem thêm
Vipesco hỗ trợ nông dân quản lý cỏ dại, ốc bươu vàng

Triển khai vụ lúa đông xuân 2024 - 2025 tại ĐBSCL, Vipesco tập trung giúp nông dân các biện pháp quản lý hiệu quả cỏ dại, ốc bươu vàng trên đồng ruộng ngay từ đầu vụ.

Quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi đang chồng chéo, xung đột

Theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi đang xung đột giữa các quy định hiện hành và mang nặng tính hình thức.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?