| Hotline: 0983.970.780

Thứ Hai 09/03/2020 , 07:45 (GMT+7)
Vũ Hữu Sự

Vũ Hữu Sự

Nhà Văn 07:45 - 09/03/2020

Lại thêm một Cát Linh - Hà Đông

Kiểm toán Nhà nước đã công bố những con số gây choáng về nhà máy Đạm Ninh Bình.

Nhà máy Đạm Ninh Bình.

Nhà máy Đạm Ninh Bình.

Cho đến nay, tổng thầu Trung Quốc vẫn chưa cung cấp đủ hồ sơ thi công thiết kế cùng các hồ sơ kèm theo, nên dù Bộ GTVT đã thuê tư vấn độc lập là liên danh Apave-certifier-Tricc (một đơn vị của Pháp chuyên đánh giá hệ thống an toàn đường sắt trên thế giới), để đánh giá mức độ an toàn của đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông.

Nhưng liên danh này cũng đành bó tay, vì không ai có thể kết luận đường sắt trên cao CátLinh - Hà Đông có đủ độ an toàn để đưa vào khai thác thương mại hay không khi trong tay không có đủ hồ sơ thi công thiết kế.

Đây có thể nói là một trường hợp vô cùng kỳ lạ: người làm thuê giữ chặt hồ sơ không chịu cung cấp cho ông chủ, dù công trình đã được cơ quan đăng kiểm của Việt Nam cấp đăng kiểm tạm thời để chạy không tải, nên không thể đưa vào khai thác thương mại, mà ông chủ chẳng dám làm gì.

Những tưởng chỉ có công trình đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông phải chịu cảnh ấy. Nhưng mấy ngày gần đây, dư luận ngã ngửa khi biết lại có thêm một Cát Linh - Hà Đông nữa.

Theo yêu cầu của Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung ương, Kiểm toán Nhà nước đã công bố những con số gây choáng về Đạm Ninh Bình: tổng thầu Hoàn Cầu, cũng của Trung Quốc, đã bỏ về nước, không cung cấp hồ sơ hoàn công, nên chủ đầu tư không thể quyết toán. Nhiều hạng mục thi công không đúng thiết kế nên không thể nghiệm thu.

Cũng như đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, Đạm Ninh Bình cũng liên tiếp đội vốn, từ tổng mức đầu tư ban đầu 397 triệu USD, đội vốn lên 497 triệu USD rồi tiếp tục lên 667 triệu USD (tương đương hơn 15 ngàn tỷ, tăng 1,6 lần so với tổng mức đầu tư ban đầu). Một con số gây choáng váng.

Choáng váng, vì bất chấp cảnh báo của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học & Công nghệ, Bộ Kế hoạch & Đầu tư và rất nhiều bộ, ngành khác về tính khả thi không cao, hiệu quả thấp, thu hồi vốn khó, nhưng chủ đầu tư vẫn quyết làm. Kinh khủng hơn nữa là dù Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo dừng đàm phán hợp đồng EPC để đấu thầu, nhưng chủ đầu tư vẫn thành lập đoàn sang Trung Quốc 2 lần để đàm phán hợp đồng EPC (?).

Nếu như đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, dù chưa khai thác thương mại, nhưng từ năm 2015 đến nay, mỗi ngày đã phải lấy từ tiền thuế của dân để trả lãi cho Trung Quốc 1 tỷ đồng, thì đạm Ninh Bình, dù chưa quyết toán xong, nhưng từ ngày vận hành đến cuối năm 2018 đã lỗ đến 5.000 tỷ, tương đương với số tiền trong 6 năm rưỡi nông dân trên cả nước được miễn thuế nông nghiệp.

Hiện tại, vốn chủ sở hữu nhà nước đã âm hơn 2.600 tỷ. Trong 3 năm tới, doanh nghiệp này không có khả năng tự trả khoản nợ đến hạn. Lẽ nào ngân sách nhà nước lại phải gánh?

Thế nhưng vì sao cho đến nay, chưa có bất cứ một cá nhân nào của 2 dự án trên phải chịu trách nhiệm?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm