| Hotline: 0983.970.780

Làm giả hồ sơ mua bán đất, chiếm đoạt hơn 8,2 tỷ đồng

Thứ Năm 13/06/2024 , 15:02 (GMT+7)

ĐĂK LĂK Hợp làm giả 12 hợp đồng mua bán đất rồi chiếm đoạt của nạn nhân hơn 8,2 tỷ đồng để trả nợ và tiêu xài cá nhân.

Nguyễn Văn Hợp tại cơ quan điều tra. Ảnh: Quang Yên.

Nguyễn Văn Hợp tại cơ quan điều tra. Ảnh: Quang Yên.

Ngày 13/6, Văn phòng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam Nguyễn Văn Hợp (40 tuổi, ngụ huyện M’Đrắk) để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.  

Theo điều tra ban đầu, khoảng tháng 3/2022, ông Nguyễn Văn Thành (39 tuổi, quê Bắc Giang) đến tỉnh Đắk Lắk để đầu tư bất động sản và có quen biết với Hợp. Tuy nhiên, do đang bận làm việc tại TP Hà Nội, không có nhiều thời gian để trực tiếp tìm nguồn đất và thực hiện các giao dịch nên ông Thành đã tin tưởng, nhờ Hợp thay mặt mình đi giao dịch với các chủ đất.

Thời điểm này, do cần tiền tiêu xài cá nhân và trả nợ cho nhiều người nên Hợp đã nảy sinh ý định chiếm đoạt tiền của ông Thành. Để thực hiện hành vi, Hợp tự mình soạn 12 bộ hợp đồng đặt cọc mua bán đất giả của các hộ dân trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk.

Trên các hợp đồng này, Hợp đã ký giả chữ ký của người bán và người mua. Ngoài ra, để tạo thêm lòng tin, Hợp còn tự mình điểm chỉ dấu vân tay đè lên các chữ ký. Sau đó, Hợp dùng điện thoại chụp lại và gửi qua Zalo cho nạn nhân rồi yêu cầu ông Thành gửi tiền vào để thanh toán cho người bán đất.

Vì tin tưởng nên từ ngày 22/3 - 31/5/2022, ông Thành đã chuyển khoản cho Hợp tổng cộng hơn 8,2 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền này, Hợp đã sử dụng vào việc trả nợ, trả lãi các khoản vay ngân hàng và mua đất cho cá nhân Hợp.

Xem thêm
Tạm giữ đối tượng ném đá ô tô quân sự

Công an huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang đang tạm giữ hình sự Lưu Văn Mạnh, sinh năm 1979 đã ném đá vào nhiều ô tô và làm bị thương một chiến sĩ công an.

Khởi tố 3 đối tượng làm giả tài liệu để tham gia đấu thầu

Các đối tượng đã làm giả văn bản của cơ quan Nhà nước để chứng minh năng lực nhằm tham gia đấu thầu một số hạng mục công trình ở Quảng Nam.

Bình luận mới nhất

Những thông tin từ bài viết này càng gợi cho những người làm thủy lợi ở ĐBSCL nhớ tới món nợ thủy lợi cho Cà Mau hơn bao giờ hết! Dự án “Hệ thống công trình phân ranh mặn, ngọt Sóc Trăng - Bạc Liêu” (giai đoạn 2009 - 2012) ra đời sau sự kiện phá đập Láng Châm mới chỉ là biện pháp đối phó tình thế (khi mà mặn đã xâm nhập vào đến Thị xã Ngã Năm). Khi phê duyệt chủ trương đầu tư Hệ thống Thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Rà soát, bổ sung quy hoạch, đề xuất các giải pháp trữ ngọt, cấp ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong điều kiện hạn hán, thích ứng với biến đổi khí hậu, sụt lún và đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông ảnh hưởng đến vùng Bán đảo Cà Mau. Dự án “Cống âu thuyền Ninh Quới” là bước đột phá trung gian đầu tiên của Hệ thống, thuộc giai đoạn 2 nhưng lại được làm trước đã phát huy hiệu quả bất ngờ, tạo ra được cục diện mới, lòng tin vào cách làm mới đáp ứng thực tế đời sống và hợp với lòng dân, từng bước tháo gỡ thế bí do xung đột mặn ngọt ở 3 tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu trên bán đảo Cà Mau. Hướng chuyển nước ngọt mới bây giờ là rạch Xẻo Chít. Để nước về đến TP Cà Mau, Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 2 cần có nội dung tiếp nước cho con rạch này trong thời gian tới. (KS thủy lợi Nguyễn Anh Tuấn – Hội Khoa kọc kỹ thuật thủy lợi TP Hồ Chí Minh)
+ xem thêm