| Hotline: 0983.970.780

Làm khoa học đừng chờ đợi, lưỡng lự

Thứ Ba 21/07/2015 , 09:58 (GMT+7)

Đó là phát biểu của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại Lễ khởi công Dự án Tổ hợp Không gian khoa học diễn ra tại TP Quy Nhơn (Bình Định) vào sáng 20/7./ Xây tổ hợp 'Không gian khoa học'

Dự án Tổ hợp Không gian khoa học được xây dựng tại khu vực 2, phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn (Bình Định) nằm trong khu đất thuộc Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE), trên tổng diện tích 3,8 ha, với tổng mức đầu tư hơn 171 tỷ, thời gian thực hiện từ năm 2015 - 2017.

Tổ hợp không gian khoa học do kiến trúc sư người Pháp Jean – Francois Milou, người đã thiết kế công trình Trung tâm ICISE thực hiện.

Theo thiết kế, Tổ hợp không gian khoa học là một khối nhà tròn, hài hòa với cảnh quan núi non, cây xanh, không gian trong vùng. Trong đó có mô hình nhà vũ trụ và bảo tàng khoa học, được thiết kế theo mô hình đồng tâm.

Trung tâm ICISE là nơi để các nhà khoa học gặp gỡ, cùng với Tổ hợp không gian khoa học nhằm đưa khoa học đến với quần chúng, thế hệ trẻ, đặc biệt là những người đam mê khoa học.

“Ở các nước tiên tiến, số đông thành phố đều có nhà mô hình vũ trụ để khuyến khích sự ham mê của các em trong khám phá vũ trụ, khám phá thế giới. Đó là lý do chính cho ra đời ý tưởng Tổ hợp Không gian khoa học được khởi công hôm nay”, GS Trần Thanh Vân, chia sẻ.

“Quan điểm của Bình Định là xây dựng Tổ hợp không gian khoa học để làm khoa học, vì thế tỉnh cam kết tập trung mọi nguồn lực để dự án hoàn thành đúng tiến độ. Tỉnh xây dựng cơ chế hoạt động phù hợp cho Tổ hợp trình Chính phủ phê duyệt.

 Hiện Bình Định đang xúc tiến nhanh hệ thống hầm đèo Quy Hòa, rút ngắn thời gian từ Quy Nhơn đến Tổ hợp”, ông Hồ Quốc Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, cho biết.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho hay, công trình Tổ hợp Không gian khoa học không phải là công trình lớn nhưng lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ với riêng Bình Định mà của cả nước.

 "Khoa học làm thế giới thay đổi. Không một quốc gia, dân tộc nào, một nền kinh tế nào có thể phát triển nếu không nhờ vào khoa học công nghệ. Làm khoa học thì không chờ đợi, lưỡng lự”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Trong dịp này, GS Trần Thanh Vân phát biểu chính thức khai mạc các hội thảo khoa học quốc tế vật lý hè năm 2015, diễn ra từ 19/7 đến 18/8, với sự tham gia của nhiều nhà khoa học.

Đặc biệt, hội thảo lần này có sự tham gia của 3 nhà khoa học danh tiếng gồm: GS Lưu Lệ Hằng (người Việt, quốc tịch Mỹ) công tác tại khoa Thiên văn - Viện đại học Harvard và phòng thí nghiệm Lincoln - Viện Công nghệ Massachusetts Mỹ, GS Jerome Friedman (quốc tịch Mỹ, giải Nobel vật lý năm 1990) công tác tại Đại học Chicago và GS George Smoot (quốc tịch Mỹ, giải Nobel vật lý năm 2006) công tác tại Đại học California phát biểu và giao lưu với các sinh viên Việt Nam.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm