| Hotline: 0983.970.780

Lâm nghiệp đạt nhiều chỉ tiêu quan trọng

Thứ Ba 10/07/2018 , 08:30 (GMT+7)

6 tháng đầu năm 2018, nhiều chỉ tiêu quan trọng của ngành lâm nghiệp như XK lâm sản, công tác bảo vệ phát triển rừng, trồng rừng thay thế, chi trả dịch vụ môi trường rừng... đều cơ bản cán đích so với mục tiêu đề ra. 

Tuy nhiên, nhiệm vụ trong 6 tháng cuối năm của ngành lâm nghiệp vẫn hết sức nặng nề.

16-21-29_dscf4730
Công tác bảo vệ, phát triển rừng tiếp tục đà vững chắc trong nửa đầu năm 2018

Ngày 9/7, Tổng cục Lâm nghiệp tổ chức Hội nghị sơ kết công tác chỉ đạo, điều hành 6 tháng đầu năm, triển khai công tác 6 tháng cuối năm 2018.

Theo Tổng cục Lâm nghiệp, 6 tháng đầu năm 2018, công tác bảo vệ phát triển rừng trên cả nước tiếp tục đạt được những kết quả tích cực, tình hình vi phạm lâm luật giảm so với cùng kỳ năm 2017. Theo đó, tính đến ngày 5/7/2018, cả nước phát hiện 6.668 vụ vi phạm, giảm 2.681 vụ, tương ứng giảm 29% so với cùng kỳ năm trước; diện tích rừng bị thiệt hại là 482 ha, giảm 546 ha, tương ứng 53% so với cùng kỳ năm 2017. Tính lũy kế giai đoạn 2011 - 2016, đã giảm 49% số vụ vi phạm và 67% diện tích rừng bị thiệt hại.

Theo Tổng cục Lâm nghiệp, do ảnh hưởng của nắng nóng đặt biệt gay gắt trên diện rộng, thời gian qua, cả nước đã xẩy ra 32 vụ cháy rừng. Mặc dù số vụ cháy rừng trong đợt nắng nóng vừa qua tăng cao, tuy nhiên nhờ được phát hiện và ứng phó kịp thời nên các vụ cháy rừng đã được khống chế, giảm thiểu thiệt hại. Theo đó, tổng diện tích rừng bị thiệt hại của 32 vụ cháy rừng chỉ khoảng 88 ha.

Đối với công tác phát triển rừng, 6 tháng đầu năm 2018 cả nước đã trồng được gần 106 nghìn ha rừng, đạt 49,4% kế hoạch năm 2018 và bằng 114% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, công tác trồng rừng thay thế đối với các dự án thủy điện đạt và vượt kế hoạch đề ra. Công tác quản lí rừng bền vững và chứng chỉ rừng tiếp tục được triển khai quyết liệt.

Đến nay, diện tích rừng có chứng chỉ quản lí bền vững đã đạt trên 245 nghìn ha, trong đó có 157 nghìn ha rừng trồng và hơn 87 nghìn ha rừng tự nhiên.

Đây là điều kiện quan trọng để tạo điều kiện cho việc đẩy mạnh XK gỗ và sản phẩm gỗ sang các thị trường có yêu cầu về chứng chỉ rừng bền vững.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Thường trực Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn đã đánh giá cao những kết quả cơ bản trong công tác bảo vệ phát triển rừng trong nửa đầu năm 2018.

Trong đó, ngành lâm nghiệp đã đặc biệt rất chặt chẽ trong việc thẩm định các dự án xin chuyển đổi mục đích rừng trên phạm vi cả nước.

Mặc dù số lượng dự án xin chuyển đổi rất lớn với trên 3.000 dự án, tương đương trên 30 nghìn ha rừng, tuy nhiên việc thẩm định, xét duyệt cho phép chuyển đổi hết sức cẩn trọng, với tinh thần ưu tiên tối đa cho việc bảo vệ rừng tự nhiên, chỉ dự án thực sự cần thiết phục vụ an ninh quốc phòng mới ưu tiên cho phép chuyển đổi đất rừng...

Tuy nhiên, Thứ trưởng Hà Công Tuấn cũng thẳng thắn chỉ ra nhiều hạn chế trong công tác bảo vệ phát triển rừng, nhất là công tác thực hiện đề án trồng rừng ven biển triển khai còn rất chậm, mới chỉ đạt chưa đầy 70% kế hoạch được giao. Trong công tác phát triển rừng bền vững, cần phải tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc thu hút sự vào cuộc của các DN để huy động nguồn lực và triển khai hài hòa với các quy định quốc tế, tạo động lực cho các DN phát triển gắn với sự liên kết với các chủ rừng. Trong công tác phát triển rừng sản xuất gắn với chế biến và XK lâm sản, cần phải làm sâu sắc hơn yếu tố KH-CN trong bối cảnh mới, nhất là ứng dụng nghệ cao...

“Ngành kiểm lâm cũng phải đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng công nghệ cao vào giám sát và quản lí rừng, nhất là quản lí việc chống khai thác gỗ bất hợp pháp...", Thứ trưởng chỉ đạo.

6 tháng đầu năm 2018, cả nước đã thu được trên 1.000 tỉ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), đạt 47% kế hoạch cả năm và tăng tới 70% so với cùng kỳ năm 2017. Theo kế hoạch năm 2018, cả nước ước thu khoảng 2.329 tỉ đồng tiền DVMTR, tăng 35% so với năm 2017.

Theo Thứ trưởng Hà Công Tuấn, sở dĩ tổng thu DVMTR tăng rất cao (70%) trong nửa đầu năm 2017 là bởi mức chi trả DVMTR đối với thủy điện đã được Chính phủ đồng ý cho phép nâng lên trong thời gian qua. Thời gian tới, Bộ NN-PTNT sẽ chỉ đạo Tổng cục Lâm nghiệp triển khai công tác chuẩn bị để triển khai toàn diện các DVMTR như các đơn vị công nghiệp, nước sạch, chứng chỉ các-bon...

 

Xem thêm
Làng nghề làm khô cá đồng Tân Châu tất bật vào vụ Tết

An Giang Sản phẩm từ làng nghề làm khô cá đồng tại Tân Châu ngày càng được mở rộng kênh tiêu thụ thông qua thương mại điện tử, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu

Trong giai đoạn 2025-2034, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) đặt mục tiêu dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.