Ông Nguyễn Hồng Nghị-nông dân cư trú tại xã Eamuang, huyện Cư Mgar, tỉnh Đắc Lắk kể, gia đình mình có 2,5 ha cây trồng chủ yếu gồm cà phê, hồ tiêu, sầu riêng đã nhiều năm sử dụng phân bón của Lâm Thao. Vừa rồi nghe giới thiệu về sản phẩm mới là lân vi sinh Lâm Thao ông đã mua về dùng thử. Sau một thời gian thấy đất rất tơi xốp và có nhiều giun đùn mùn lên, lượng bón phân vô cơ so với những sản phẩm khác giảm đi được khoảng 10%, giúp cho gia đình mình tiết kiệm được nhiều chi phí đầu tư.
Không chỉ thế, khi dùng lân vi sinh ông còn nhận thấy cây trồng phát triển mạch lá dày và có màu xanh đậm và thấy cây trồng chịu hạn, giảm được lượng nước tưới đáng kể. Ông cũng theo dõi khi gia đình tưới cà phê thấy hoa nở to và bung đồng loạt. Theo kinh nghiệm ông nhận định sẽ hứa hẹn một mùa cà phê thắng lợi. “Với bản thân tôi và bà con nông dân tỉnh Đắc Lắk mong muốn công ty Lâm Thao có những sản phẩm phân bón chuyên dùng cho cà phê, hồ tiêu để cung cấp rộng rãi trên địa bàn, để chúng tôi dễ dàng sử dụng”. Tây Nguyên trong vài năm gần đây sầu riêng là cây trồng được ưa chuộng nhất vì cho lãi khủng, giúp nhiều gia đình trở thành tỷ phú. Bởi thế, họ cũng rất “cưng chiều” loại cây trồng làm giàu này, không tiếc tiền chăm bón cho nó những thứ phân tốt nhất.
Và người ta thường thấy những hàng người đến mua supe lân Lâm Thao vào mùa sầu riêng chuẩn bị làm hoa. Hỏi ra mới biết, vì trong 30 ngày hết sức quan trọn quyết định đến năng suất ấy, chỉ có supe lân Lâm Thao mới kịp đưa những dưỡng chất cần thiết cho cây. Kể cả các loại lân hàm lượng hữu hiệu cao của các công ty khác cũng không dùng được bởi chúng tan lâu, nông dân sẽ thấy ngay không hiệu quả, cây sầu riêng ra hoa, ra nhánh kém. Còn dùng supe lân Lâm Thao cây sẽ ra hoa đồng loạt, đậu nhiều trái hơn.
Sau đó nông dân đầu mùa còn dùng thêm NPK 16.16.8, giữa mùa dùng NPK 13.13.13 để chăm sóc cho cây. Những điều này thường chỉ có những nhà vườn trồng sầu riêng ham học hỏi mới biết chứ nhiều nhà vườn trồng cà phê thì không vì bỏ lân xuống khi cây ra trái chứ không phải lúc ra hoa nên khó phân biệt được chất lượng. Hơn nữa đại lý bán nợ cho họ hay định hướng mua loại “lân đen” kém chất lượng mà thiếu tiền đành phải chịu.
Anh Nguyễn Văn Khoa ở xã Tân Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng có hơn 5 ha cây tiêu, cà phê trồng xen nhau. Cà phê trồng lâu năm nên cũng cỗi, năm ngoái anh chỉ thu được 3,4 tấn cà phê cùng 6 tạ tiêu, tính ra trung bình đạt 120 triệu/ha trong đó riêng phân đã 50 triệu/ha, chưa tính các loại công khác nên lời ít. Năm nay rút kinh nghiệm anh bỏ lân Lâm Thao cuối mùa để kích thích hoa ra đều.
Thói quen sử dụng phân của người bản địa và người di cư ở Tây Nguyên khá khác nhau. Đại lý vật tư, cán bộ nông nghiệp tư vấn tốt chưa đủ để nông dân tin mà phải thấy nhà này, nhà kia dùng đạt hiệu quả kinh tế thì họ mới mua theo.
Chị Hà Thị Thủy ở Thôn Ka Long, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng có 6 sào (mỗi sào Nam Bộ rộng 1.000m2), trong đó có 3 sào cà chua, 3 sào bắp cải. Lúc gặp chúng tôi, chị cười rất tươi và bảo rằng cà chua đang có giá 25-26.000đ/kg nên 3 sào của nhà thương lái vào trả 200 triệu mà chưa bán vì định để tự bán sẽ lãi cao hơn, có thể được tới 400 triệu, trừ chi phí 100 triệu, còn lãi 300 triệu.
Mỗi năm chị Thủy trồng 1 vụ cà chua kéo dài 5 tháng, sau đó, trồng rau, hành và trồng hoa đón Tết. Tính tổng cộng trên 6 sào đất canh tác, trừ đi mọi chi phí chị lãi được 400-500 triệu, số tiền mà nhiều nông dân ở quê chị có nằm mơ cả đời cũng không bao giờ dám nghĩ đến. Có được thành quả ấy là do chị luôn tìm tòi những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, bám sát sự biến động của thị trường nông sản và trung thành với phân bón Lâm Thao:
“Mấy chục năm rồi tôi đã quen dùng phân bón Lâm Thao, hồi xưa trồng bông (hoa) giờ thêm trồng rau, hành lá, cà chua tôi vẫn bón như thế kèm theo phân vi sinh. Ở ngoài Bắc chúng tôi đã biết đến phân bón Lâm Thao rồi, nhất là lân Lâm Thao bón vào giúp cho cây xanh, lá đẹp, quả bóng nên khi vào đây vẫn duy trì thói quen ấy. Tuy nhiên, nhiều người bản địa trong này vẫn chưa biết đến danh tiếng của phân bón Lâm Thao, chưa dùng mấy sản phẩm của Lâm Thao nên năng suất và chất lượng của cây trồng vẫn còn hạn chế”.