| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 02/01/2024 , 12:10 (GMT+7)

Làng người Tày từ thuở 'cốc đin mác nhá' dưới chân đèo Tam Canh

Thứ Ba 02/01/2024 , 12:10 (GMT+7)

Từ thành phố Lạng Sơn, vượt qua đèo Tam Canh là làng thấy Quỳnh Sơn hàng trăm năm tuổi, nơi có hơn 400 hộ người Tày sinh sống từ thuở 'cốc đin mác nhá'.

Nằm ở phía Tây, cách trung tâm thành phố Lạng Sơn khoảng 80km, làng Quỳnh Sơn thuộc xã Quỳnh Sơn, huyện Bắc Sơn có địa hình, phong cảnh đặc sắc với hàng trăm ngọn núi trập trùng. Xen kẽ giữa các ngọn núi là những mảng bằng phẳng nơi người Tày sinh sống tập trung với những cánh đồng lúa rộng mênh mông.

Cảnh sắc của làng Quỳnh Sơn với những đồng lúa trải dài đến tận chân núi thu hút được sự quan tâm của nhiều khách du lịch cũng như nhiếp ảnh gia khi đến với Lạng Sơn. Vào những múa lúa chín như tháng 7, tháng 11, hàng ngàn du khách sẽ đến Quỳnh Sơn ngắm nhìn khung cảnh thơ mộng với núi non, đồng lúa, dòng sông, đặc biệt là khi phóng tầm mắt từ trên đỉnh Nà Lài.

Ngoài phong cảnh, văn hóa ở Quỳnh Sơn cũng đặc sắc với cộng đồng người Tày sinh sống hàng trăm năm nay. Những người Tày ở đây tạo thành một cộng đồng vững chắc, giờ đây cùng nhau làm du lịch cộng đồng, cho du khách có được những trải nghiệm mới mẻ về văn hóa bản địa. Với hơn 400 hộ, 100% là dân tộc Tày, đều mang họ Dương, làng Quỳnh Sơn cũng có từng đó nóc nhà có kiến trúc đồng nhất và cùng quay về hướng Nam.

Hiện nay, ngoài hàng trăm nóc nhà cổ được duy trì, bảo dưỡng, làng còn giữ được những hàng rào đá có từ xa xưa. Từ năm 2010, với chủ trương của tỉnh Lạng Sơn, làng bắt đầu phát triển du lịch dưới tên Làng văn hóa du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn. Bên cạnh những nếp nhà cũ, đường đi được nâng cấp, các công trình cũng được cải thiện để có năng lực đón du khách đến tham quan và lưu trú. Từ 5 hộ ban đầu, đến nay cả làng có 9 homestay được đầu tư bài bản, quy mô.

Ông Dương Công Chài, năm nay 73 tuổi, một trong những hộ đầu tiên làm homestay của làng cho biết, nhà sàn của người Tày ở Quỳnh Sơn thường cao hơn so với nhà của người Tày ở các nơi khác trong vùng Đông Bắc. "Mái nhà được lợp bằng ngói âm dương truyền thống, hàng năm những lớp ngói cũ sẽ được xếp dồn lên trên, tùy vào điều kiện của từng nhà mà lớp ngói được bổ sung nhiều hay ít, càng ngày càng dày lên", ông Chài nói.

Khi nói về lịch sử người Tày ở Quỳnh Sơn, ông Chài nói từ hàng trăm năm trước, khoảng thế kỷ thứ 12 đã có người Tày sinh sống tại đây, thời mà Thánh Đuổm - Dương Tự Minh cai quản vùng Đông Bắc. "Trong những câu chuyện truyền miệng của ông bà kể lại, người Tày chúng tôi sống ở đây từ thời cốc đin mác nhá, có nghĩa là lúc có cây cỏ, ruộng đồng", cụ ông tuổi cổ lai hy chia sẻ. Ngoài ra, còn một nguồn gốc nữa là những người đồng bằng trong thời loạn lạc đến đây rồi thay tên, đổi họ, sinh sống và dần dần hòa đồng với cộng đồng người Tày bản địa.

Một điểm đáng chú ý nữa bên trong nhà sàn của người Tày ở Quỳnh Sơn đó là bàn thờ gia tiên. Theo ông Chài, bàn thờ sẽ được bố trí ngay gian chính, làm chạm đến xà nhà và nằm đối diện cửa chính để ngay khi bước hết cầu thang là nhìn thấy được ngay.

Trên cùng của bàn thờ là cặp rồng chầu rồi đến đôi chim công, phía dưới là các hoành phi, câu đối được bố trí thành lớp lang, 2 gian bên cạnh được che rèm, thường để đồ thờ để con cháu có thể tiện chuẩn bị lễ cúng tổ tiên.

Ông Dương Công Chài nói, vào nhà người Tày, nhiều người có thể nhầm các bàn thờ đều giống nhau nhưng nhìn kỹ sẽ có điểm khác để phân biệt. Ví dụ như các cặp rồng phía trên, trong gia đình bàn thờ của nhà con cả sẽ khác nhà con thứ về họa tiết, kích thước.

Từ khi làm du lịch cộng đồng, bàn thờ vừa là điểm độc đáo thu hút sự quan tâm của du khách nhưng cũng có người cảm thấy không thoải mái khi ngủ lại. Do đó, nhiều gia đình làm homestay ở Quỳnh Sơn đã bố trí thêm những khu vực lưu trú riêng hay hỏi kỹ du khách về vấn đề này trước khi họ quyết định chỗ ở.

Hiện nay, ngoài những căn nhà sàn làm nhà ở cộng đồng với sức chứa xấp xỉ 30 khách, nhiều gia đình đã làm thêm các phòng nghỉ riêng, phục vụ nhu cầu riêng tư của du khách. Điểm đặc biệt ở đây là những công trình mới vẫn tương đồng với kiến trúc truyền thống của làng, tránh phá vỡ cảnh quan chung.

Ngoài ra, do làm du lịch cộng đồng nên giá của các các phòng nghỉ lẻ có thể khác nhau, tùy vào độ tiện nghi nhưng 100.000 đồng/đêm là giá chung của cả làng Quỳnh Sơn đối với du khách chọn hình thức ở chung trên nhà sàn.

Ngành Công an tăng lên 15 tổ hợp xét tuyển sinh trong năm 2025

Ngành Công an tăng lên 15 tổ hợp xét tuyển sinh trong năm 2025

Xã hội 17:21

Năm 2025, các trường khối ngành Công an mở rộng xét tuyển hơn 2.300 chỉ tiêu bằng 15 tổ hợp, tăng 8 tổ hợp so với năm ngoái.

Chi 50 tỷ đồng xây kè chống sạt lở cho người dân Lào Cai

Chi 50 tỷ đồng xây kè chống sạt lở cho người dân Lào Cai

Xã hội 16:56

Cùng với công bố tình huống khẩn cấp thiên tai nơi 31 hộ dân sinh sống ở phường Pom Hán, thành phố Lào Cai đã gấp rút xây kè chống sạt lở.

Chủ tịch tỉnh Sóc Trăng: Kiên quyết xử lý đơn vị chậm tiến độ thi công cao tốc

Chủ tịch tỉnh Sóc Trăng: Kiên quyết xử lý đơn vị chậm tiến độ thi công cao tốc

Xã hội 16:55

Sóc Trăng Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu chỉ đạo xử lý ngay các đơn vị chậm trễ, không chuyển biến, ảnh hưởng tiến độ thi công cao tốc Dự án thành phần 4.

Bảo mẫu bạo hành trẻ em gây phẫn nộ

Bảo mẫu bạo hành trẻ em gây phẫn nộ

Xã hội 16:24

Ngày 2/4, mạng xã hội lan truyền một đoạn clip ghi lại cảnh bạo hành trẻ em của một bảo mẫu tại tỉnh Tiền Giang khiến dư luận hết sức phẫn nộ.

Dấu hiệu trục lợi dự án đường dây 500KV Lào Cai - Vĩnh Yên

Dấu hiệu trục lợi dự án đường dây 500KV Lào Cai - Vĩnh Yên

Tại xã Yên Kiện, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ có hiện tượng xây nhà, trồng cây nhằm trục lợi tiền bồi thường từ dự án đường dây 500KV Lào Cai - Vĩnh Yên.

Những lưu ý về cách tính điểm thi vào lớp 10 THPT chuyên tại Hà Nội

Những lưu ý về cách tính điểm thi vào lớp 10 THPT chuyên tại Hà Nội

Xã hội 15:14

Tại kỳ thi tuyển lớp 10 vào các trường THPT chuyên năm học 2025 - 2026, sau khi đạt đủ điều kiện vượt qua vòng sơ tuyển, thí sinh sẽ bước vào vòng thi tuyển.

Xem thêm

Bình luận mới nhất