| Hotline: 0983.970.780

Lạng Sơn đề xuất 10.000 tỷ đồng hỗ trợ đồng bào dân tộc, miền núi

Thứ Hai 27/09/2021 , 17:58 (GMT+7)

Số vốn trên được UBND tỉnh Lạng Sơn đề xuất để xây dựng 10 dự án, góp phần giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt.

Lạng Sơn đề xuất hơn 10.000 tỷ đồng cho chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2025. Ảnh minh họa.

Lạng Sơn đề xuất hơn 10.000 tỷ đồng cho chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2025. Ảnh minh họa.

Tại Báo cáo số 182/BC-UBND ngày 01/10/2020 của UBND tỉnh Lạng Sơn về kết quả rà soát số liệu, đề xuất các nội dung phục vụ lập báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2025, UBND tỉnh này đã đề xuất tổng nhu cầu vốn giai đoạn 2021-2025 là 10.944.528 triệu đồng, trong đó vốn đầu tư là 4.467.314 triệu đồng; đồng thời tỉnh Lạng Sơn thuộc đối tượng địa phương nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương từ 70% trở lên, kiến nghị ngân sách trung ương bảo đảm 100% nguồn vốn đầu tư thực hiện Chương trình MTQG dân tộc và miền núi.

Căn cứ vào điều kiện thực tế và khả năng cân đối ngân sách, tỉnh sẽ ưu tiên bố trí thêm từ ngân sách địa phương để thực hiện chương trình.

Dự kiến tổng mức vốn đầu tư công để thực hiện chương trình năm 2021 và năm 2022 là 1.116.828,5 triệu đồng, bằng 25% tổng nhu cầu vốn đầu tư công cả giai đoạn 2021-2025, trong đó năm 2021 chiếm 5% tương đương với 223.365,7 triệu đồng, năm 2022 chiếm 20% tương đương với 893.462,8 triệu đồng.

Các dự án gồm: Dự án 1, giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt: nhu cầu vốn đầu tư công năm 2021 và năm 2022 là 62.065 triệu đồng(trong đó năm 2021 là 12.413 triệu đồng, năm 2022 là 49.652 triệu đồng).

Dự án 2, quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết: nhu cầu vốn đầu tư công năm 2021 và năm 2022 là 358.358 triệu đồng(trong đó năm 2021 là 71.671,6 triệu đồng, năm 2022 là 286.686,4 triệu đồng).

Dự án 3, phát triển sản xuất, nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị: nhu cầu vốn đầu tư công năm 2021 và năm 2022 là 98.705 triệu đồng (trong đó nhu cầu năm 2021 là 19.741 triệu đồng, nhu cầu năm 2022 là 78.964 triệu đồng).

Dự án 4, đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công của lĩnh vực dân tộc: nhu cầu vốn đầu tư công năm 2021 và năm 2022 là 485.200 triệu đồng (trong đó năm 2021 là 97.040 triệu đồng, năm 2022 là 388.160 triệu đồng).

Dự án 5, phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: nhu cầu vốn đầu tư công năm 2021 và năm 2022 là 86.525 triệu đồng (trong đó năm 2021 là 17.305 triệu đồng, năm 2022 là 69.220 triệu đồng).

Dự án 6, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch: nhu cầu vốn đầu tư công năm 2021 và 4năm 2022 là 15.975 triệu đồng (trong đó năm 2021 là 3.195 triệu đồng, năm 2022 là 12.780 triệu đồng).

Dự án 7, chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em: nhu cầu vốn đầu tư công năm 2021 và năm 2022 là 10.000 triệu đồng (trong đó năm 2021 là 2.000 triệu đồng, năm 2022 là 8.000 triệu đồng).

Dự án 8, thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em: dự án chỉ sử dụng vốn sự nghiệp.

Dự án 9, đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn: dự án chỉ sử dụng vốn sự nghiệp.

Dự án 10, Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, kiểm tra giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện chương trình: dự án chỉ sử dụng vốn sự nghiệp.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Vụ học sinh Khánh Sơn ngộ độc: Phát hiện rong biển cơm cuộn có vi khuẩn

Cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa đã kết thúc điều tra, chỉ ra nguyên nhân 29 học sinh ở huyện Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cơm cuộn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm