| Hotline: 0983.970.780

Quy kết của Hiệp hội phân bón:

Lãnh đạo Cty CP phân bón Thuận Phong nói gì?

Thứ Năm 19/11/2015 , 19:53 (GMT+7)

Cơ quan điều tra công an tỉnh Đồng Nai đã có báo cáo kết luận điều tra khẳng định không đủ cơ sở khởi tố tội sản xuất hàng giả là phân bón đối với Cty CP Phân bón Thuận Phong./ Phân bón Thuận Phong đạt chất lượng

Nhưng ngày 7/11 vừa qua, Hiệp hội Phân bón Việt Nam (HHPBVN) lại có công văn kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo 389 Quốc gia và các cơ quan chức năng đề nghị xử lý 9 sai phạm của Cty Thuận Phong.

PV NNVN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Công Minh, Chủ tịch HĐQT Cty CP Phân bón Thuận Phong về một số nội dung trong công văn này.

Công văn số 189/CV-KN của HHPBVN cho rằng Thuận Phong “thuê đất sai qui định và lợi dụng danh nghĩa Quốc phòng”, ông giải thích thế nào?

Ông Nguyễn Công Minh: Đây là nội dung hoàn toàn sai sự thật, chúng tôi không thuê đất, mà Dự án đã được Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng phê duyệt Phương án tổ chức hoạt động có thu với Kho K888, Cục Quân khí theo Quyết định số 345/QĐ-TCKT ngày 22/4/2013.

Ngay sau khi ký Hợp đồng hợp tác liên kết làm kinh tế, Cty Thuận Phong đã ký các Hợp đồng với Kho K888 về an ninh, an toàn, vệ sinh môi trường, PCCC; các Phương án tác chiến này được thực hiện đúng qui định và có sự tham gia, giám sát chặt chẽ của các cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng. Ngoài ra, các cơ quan quản lý nhà nước tại Đồng Nai cũng thường xuyên kiểm tra các vấn đề môi trường đối với Thuận Phong và không phát hiện sai sót.

Do chúng tôi đóng gói sản phẩm trên đất thuộc Quốc phòng, nên việc trên bao bì thể hiện nơi sản xuất thuộc K888, khu Kinh tế Quốc phòng là đương nhiên. Bên cạnh đó, từ trước đến nay chưa có văn bản nào từ cơ quan thuộc Quốc phòng nhắc nhở Cty Thuận Phong về việc không được phép ghi địa chỉ nơi sản xuất như trên.

Cũng công văn của Hiệp hội Phân bón VN cho rằng Thuận Phong “sản xuất phân bón kém chất lượng” và “đã thừa nhận sai phạm”?

Ông Nguyễn Công Minh: Ngày 24/4/2015, khi Đoàn kiểm tra liên ngành 389 kết thúc buổi kiểm tra, lập biên bản vụ việc, TGĐ Thuận Phong ký vào biên bản kiểm tra và ghi rõ: “Công ty sẽ tiếp tục cung cấp các chứng từ theo yêu cầu”. Và sau đó, chúng tôi đã cung cấp đầy đủ các văn bản pháp lý theo yêu cầu, nội dung kiểm tra. Đây hoàn toàn không phải là “thừa nhận”.

Tại văn bản số 365/Ttr ngày 9/7/2015 của Thanh tra Bộ NN-PTNT về việc hướng dẫn xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón nêu rõ, hiện chưa có văn bản nào qui định chất chính trong phân bón; theo qui định Quản lý nhà nước về phân bón hiện hành, không tồn tại thuật ngữ phân kém chất lượng hoặc không phù hợp, mà chỉ có các thuật ngữ “Không đạt mức sai số định lượng cho phép” theo qui định tại khoản 1, điều 20, Nghị định 163/2013/NĐ-CP của Chính phủ hoặc “Phân bón giả” theo qui định tại điểm b, khoản 8, điều 3, Nghị định 185/2013/NĐ-CP.

17-41-02_nh-2
Sản phẩm phân bón Thuận Phong

Mặt khác, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 là đơn vị kiểm định thuần túy, không phải là cơ quan có đủ năng lực kết luận chất lượng phân bón, nên việc HHPBVN căn cứ kết quả phân tích và kết luận của Trung tâm 3 làm căn cứ kiến nghị về chất lượng phân bón của Thuận Phong là thiếu cơ sở pháp lý.

Công văn nêu Thuận Phong “Giả mạo dấu Hợp qui” và “Sản xuất phân bón bằng Giấy chứng nhận Hợp qui khống, trái phép”, ông giải thích thế nào?

Ông Nguyễn Công Minh: Hoàn toàn không có việc giả mạo dấu Hợp qui. Năm 2012, Thuận Phong được Tổ chức chứng nhận Vinacert cấp Chứng nhận ISO 9001:2008 cho lĩnh vực sản xuất sản xuất phân bón. Sau đó, trên sản phẩm, chúng tôi đều gắn Logo và ghi rõ nội dung chứng nhận ISO của tổ chức Vinacert này trên nhãn các sản phẩm phân bón. Tuy nhiên, do sơ xuất của bộ phận thiết kế, một vài sản phẩm lại gắn logo của Tổ chức Quacert. Sau khi phát hiện, chúng tôi đã gỡ bỏ ngay và thay thế Logo của Vinacert.

Ngày 4/11/2014, Thuận Phong ký kết Hợp đồng chứng nhận Hợp qui sản phẩm với Trung tâm khảo kiểm nghiệm phân bón Nam bộ đề nghị chứng nhận cho 37 sản phẩm phân bón của công ty. Sau đó, Trung tâm này đã ra Quyết định cấp Giấy chứng nhận Hợp qui cho các sản phẩm phân bón của Cty Thuận Phong. Do đó, việc HHPB cho rằng Thuận Phong sản xuất phân bón bằng Giấy chứng nhận Hợp qui khống, trái phép là sai.

Công văn của HHPBVN cho rằng Thuận Phong đã “hợp đồng với công ty Mỹ để sản xuất phân bón không có cơ sở pháp lý, giả mạo nơi sản xuất, đóng gói”?

Ông Nguyễn Công Minh: Hợp đồng giữa Thuận Phong và Bio Huma Netics (BHN) ký ngày 1/10/2013, nội dung phù hợp điều 24, Luật Thương mại số 36/2005/QH11 của Quốc Hội. Hợp đồng ký chính thức bằng tiếng Anh, ký trực tiếp từng trang và đóng dấu, hiện tại đang lưu trữ tại cơ quan cảnh sát điều tra PC46 tỉnh Đồng Nai. Ngày 09/10/2015, Thanh tra Bộ KH&CN cũng dã có văn bản gửi cơ quan CSĐT công an tỉnh Đồng Nai, đã bác bỏ hoàn toàn nội dung cáo buộc của HHPBVN về Hợp đồng phân phối không có cơ sở pháp lý và hành vi giả mạo bao bì, xuất xứ hàng hóa đối với Cty Thuận Phong.

Ông giải thích thế nào về nội dung “Phân bón rễ nhưng ghi trên nhãn là phân bón lá” của HHPBVN?

Ông Nguyễn Công Minh: Trên nhãn sản phẩm Vitol chúng tôi ghi: “Vitol kích thích đâm chồi, tạo tán mới. Có thể phun và tưới gốc, tưới gốc giúp kích thích ra rễ mạnh”, sản phẩm “Có thể thay thế các loại phân bón lá khác”. Trên nhãn sản phẩm không hề có nội dung thể hiện đây là phân bón lá. Mặt khác, theo tài liệu hướng dẫn của BHN thì sản phẩm này tạo tính hấp thu, lưu dẫn 2 chiều, nghĩa là phun trên lá cây vẫn có thể hấp thu lưu dẫn xuống rễ để cung cấp dinh dưỡng bổ sung cho rễ. Ngược lại, nếu tưới gốc thì rễ sẽ hấp thu và chuyển tải dinh dưỡng bổ sung nuôi thân, lá…

17-41-02_nh-3
Một đại lý phân bón lớn ở Long Khánh, Đồng Nai khẳng định: “Các sản phẩm phân bón Thuận Phong bán tại đại lý này được bà con nông dân rất thích”

Trên thực tế, với đặc tính cây trồng tại Việt Nam, một số cây trồng có bộ rễ phụ như tiêu, thanh long… thì ngoài việc tưới gốc, vẫn phải phun để kích thích rễ phụ phụ nằm trên thân phát triển. Do đó, việc Thuận Phong hướng dẫn cách sử dụng trên nhãn phụ là có thể phun và tưới gốc là hoàn toàn phù hợp bản chất.

Ông có kiến nghị gì xung quanh vụ việc này?

Ông Nguyễn Công Minh: Thuận Phong là doanh nghiệp còn mới, nên còn vướng những sai sót ngoài ý muốn về mặt hành chính. Chúng tôi đã thừa nhận và nghiêm túc khắc phục. Tuy nhiên, những vi phạm của Thuận Phong chỉ ở mức xử phạt hành chính, điều này đã được cơ quan điều tra công an tỉnh Đồng Nai kết luận. Nhưng đã gần 7 tháng nay, vụ việc chưa xử lý dứt điểm, gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng cho Thuận Phong, hơn 100 gia đình cán bộ, nhân viên của công ty lâm cảnh thiếu thốn do công ty không hoạt động…

Doanh nghiệp đã gửi rất nhiều đơn, thư kiến nghị đến các cơ quan chức năng từ TW tới địa phương nhưng không nhận dược hồi âm. Công ty Thuận Phong khẩn thiết kính mong các cấp Lãnh đạo quan tâm chỉ đạo cơ quan chức năng sớm kết luận vụ việc khách quan theo qui định, nhằm tránh tình trạng doanh nghiệp bị “bức tử” như hiện nay.

Xem thêm
Yêu cầu giới hạn định lượng thuốc nhuộm Sudan cho ớt xuất khẩu Đài Loan

Cùng với Trung Quốc, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ, doanh nghiệp Việt Nam phải cung cấp báo cáo thử nghiệm về thuốc nhuộm Sudan, kèm ghi chú phương pháp thử, đơn vị thử nghiệm.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Agribank  trao 50 phần quà cho các gia đình khó khăn

50 hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang vừa được nhận quà từ Agribank.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.