| Hotline: 0983.970.780

Lào Cai chuyển tư duy phát triển nông nghiệp từ lượng sang chất

Thứ Sáu 01/10/2021 , 10:04 (GMT+7)

Kế thừa thành tựu 30 năm đổi mới với sự chuyển biến khu vực nông thôn giúp Lào Cai khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế hướng đến tỉnh phát triển của cả nước.

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường. Ảnh: T.L

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường. Ảnh: T.L

Tròn 30 năm tái lập tỉnh Lào Cai (1/10/1991- 1/10/2021), Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường đã có những trao đổi về định hướng phát triển lĩnh vực nông nghiệp - một trong những trụ cột thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

8 ngành hàng chủ lực

Lĩnh vực nông nghiệp góp phần đảm bảo an sinh xã hội, là một trong những trụ cột giúp phát triển kinh tế. Kể từ năm 1991 tái lập tỉnh Lào Cai cho đến nay lĩnh vực này đã đạt được những thành tựu nổi bật nào thưa ông?

Sau 30 năm tái lập tỉnh Lào Cai (1991 - 2021), thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai đã vận dụng sáng tạo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc, các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương vào điều kiện cụ thể của tỉnh để đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân. Sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu.

Thành tựu rõ rệt nhất của nông nghiệp là sản xuất luôn đạt mức tăng trưởng cao và ổn định, đóng vai trò quan trọng trong ổn định kinh tế và an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân trên 6%/năm; cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành lâm nghiệp, thủy sản…

Thành tựu thứ hai là đã đảm bảo an ninh lương thực. Trước năm 1991 lương thực bình quân đầu người chỉ đạt 258 kg/người/năm đến năm 2020 đạt 458kg/người/năm. Đặc biệt đã có bước đột phá trong việc nghiên cứu, lai tạo sản xuất được bộ giống lúa mang thương hiệu Lào Cai như: LC25, LC212, LC270… đáp ứng trên 60% nhu cầu giống lúa lai trên địa bàn tỉnh...

Thành tựu thứ ba là đã hình thành được một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung như vùng sản xuất chè, dược liệu, cây chuối, dứa, cây quế...

Thành tựu thứ tư là ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất được đẩy mạnh, đặc biệt là việc đầu tư thâm canh, áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến… Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến nay đạt 2.890 ha, giá trị sản phẩm bình quân đạt 260 triệu đồng/ha/năm…

Thành tựu thứ năm là nông nghiệp đã tạo việc làm, tăng thu nhập góp phần xoá đói giảm nghèo khu vực nông thôn. Đời sống của người dân nông thôn được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh từ trên 50% năm 1991 xuống còn 8,2% năm 2020…

Đặc biệt, Chương trình xây dựng nông thôn mới đã tập hợp sức mạnh đoàn kết, huy động sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp và toàn thể nhân dân. Đến nay, có 61 xã/127 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; tiêu chí bình quân/xã đạt 15,49 tiêu chí/xã. Thu nhập bình quân của người dân nông thôn đạt 30 triệu đồng/người/năm… 

Trước những kết quả đạt được, tới đây Lào Cai có chiến lược, định hướng phát triển lĩnh vực nông nghiệp như thế nào thưa ông?

Tỉnh Lào Cai xác định khai thác tiềm năng, lợi thế, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa với mục tiêu: Chuyển từ phát triển nông nghiệp theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, từ số lượng sang chất lượng; nâng cao đời sống nhân dân, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. 

Trong đó, tập trung phát triển 8 ngành hàng chủ lực, tiềm năng có giá trị cao gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ (sản xuất chè, dược liệu, cây chuối, cây dứa, chăn nuôi lợn, cây quế, kinh tế đồi rừng và ngành hàng tiềm năng địa phương). 

Gắn vùng nguyên liệu với chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm; tập trung thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các doanh nghiệp xây dựng các nhà máy, cơ sở chế biến sâu nông, lâm sản để nâng cao giá trị và phát triển bền vững.

"Lào Cai tập trung đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức từ cán bộ đến người dân, doanh nghiệp để chuyển dần từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa; chuyển tư duy từ sản xuất nông nghiệp an sinh sang phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa; ban hành các cơ chế, chính sách để đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa", ông Trịnh Xuân Trường.

Phát triển nông nghiệp hàng hóa

Lào Cai đặt ra những mục tiêu có chiến lược, định hướng cụ thể trong nông nghiệp. Vậy thì Lào Cai chú trọng, ưu tiên phát triển cái nào trước nhất?

Mục tiêu chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2025, giá trị sản xuất hàng hóa các ngành hàng chủ lực chiếm khoảng 55% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp; đến năm 2030, giá trị sản xuất hàng hóa các ngành hàng chủ lực chiếm khoảng 65% tổng giá trị. 

Người dân Lào Cai phấn khởi trước vụ mùa bội thu. Ảnh: T.L

Người dân Lào Cai phấn khởi trước vụ mùa bội thu. Ảnh: T.L

Hình thành được các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo chuỗi giá trị, nâng cao giá trị gia tăng và sản xuất bền vững như: Vùng sản xuất chè tập trung trên 10.000 ha, dược liệu 5.000 ha, cây chuối 5.000 ha, cây dứa 3.000 ha, cây quế 66.000 ha; tổng đàn lợn đạt khoảng 1.000.000 con, duy trì ổn định vùng nguyên liệu rừng trồng tập trung 112.000 ha. 

Trước mắt, thời gian tới cần tập trung thực hiện hiệu quả 5 nội dung đột phá, bao gồm: (1) Chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi; (2) Chuyển đổi đất trồng cây kém hiệu quả sang trồng cây có giá trị, để phát triển sản xuất hàng hóa; (3) Đẩy mạnh phát triển các loại hình tổ chức, dịch vụ sản xuất gắn với chế biến, liên kết sản xuất; (4) Thực hiện giao đất, giao rừng, quy chủ rừng để phát triển kinh tế lâm nghiệp; (5) Đổi mới phương thức quản lý, chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp trong tình hình mới. 

Nội dung ưu tiên, quan tâm chú trọng nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển nông nghiệp hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái, hữu cơ; tạo chuyển biến căn bản về quy mô, hiệu quả, trình độ sản xuất; xây dựng thương hiệu và chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp, gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; tăng năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp. 

Gắn việc thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa với tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân khu vực nông thôn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Là tỉnh vùng cao, biên giới, Lào Cai có chính sách như thế nào để hỗ trợ đồng bào thiểu số, đồng bào nghèo trong giai đoạn tới đây thưa ông?

Trong thời gian qua, bên cạnh các cơ chế, chính sách của Trung ương, Lào Cai đã ban hành các chính sách đặc thù của tỉnh để khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ đồng bào thiểu số, đồng bào nghèo…

Ngoài ra, tỉnh Lào Cai có chính sách sử dụng ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay phát triển kinh tế xã hội có tỷ lệ hộ nghèo từ 40% trở lên (Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐND).  

Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, giai đoạn 2021-2025 đã xác định 18 Đề án trọng tâm về phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương (trong đó có Đề án số 10-ĐA/TU về Giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025, Đề án số 01-ĐA/TU về phát triển nông, lâm nghiệp, sắp xếp dân cư, xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2020-2025).

Trong thời gian tới, để thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, cùng với việc tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Nghị quyết số 20/NQ-TU ngày 24/5/2019 của Tỉnh ủy về giảm nghèo bền vững đối với các xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 40% trở lên đến hết năm 2020, tầm nhìn đến 2025 và có xét đến năm 2030. 

Tỉnh Lào Cai chỉ đạo các Sở, ngành rà soát, tham mưu cho UBND tỉnh, trình HĐND tỉnh vào kỳ họp cuối năm 2021, ban hành một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, cơ chế chính sách cho vay phát triển kinh tế xã hội đối với các xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 40% trở lên; phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân từ 3-5%/năm trở lên; giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn các huyện nghèo, xã nghèo từ 6%/năm trở lên; đến năm 2030 các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao trên 40% trở thành xã trung bình của tỉnh.

"Kế thừa những thành tựu trong 30 năm đổi mới, tỉnh Lào Cai tiếp tục phát huy sức mạnh toàn dân, đoàn kết, dân chủ, đổi mới, hội nhập; xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị và hợp tác, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế đưa Lào Cai trở thành tỉnh phát triển toàn diện của vùng Trung du, miền núi Phía Bắc", ông Trịnh Xuân Trường.

Cảm ơn ông!

(thực hiện)

Xem thêm
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh cho ông Đinh Thế Huynh

Ông Đinh Thế Huynh được trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh vì đã có công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Hà Nam đứng đầu toàn quốc về tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình

Hà Nam là địa phương đứng đầu cả nước trong công bố của Bộ Thông tin và Truyền thông về tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình năm 2024.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.

Bình luận mới nhất