| Hotline: 0983.970.780

Lạt này gói bánh chưng xanh…

Chủ Nhật 30/01/2022 , 21:15 (GMT+7)

Tự tay gói những chiếc bánh đòn, bánh chưng để thờ cúng và ăn trong những ngày Tết cổ truyền đã thành câu chuyện hay của những ông chủ gia đình trẻ…

“Bánh chưng, bánh đòn ngày Tết ngon và thơm thì phải buộc bằng lạt mềm của cây đương, cây luồng chặt ở trên rừng”, cụ Nguyễn Văn Hòa (84 tuổi, xã Gia Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình) nói với con cháu như vậy.

Rộn ràng những phiên chợ cuối năm

Mới qua đêm mà tiết trời đã thay nhanh. Hôm qua còn nắng lớn, hôm nay lất phất mưa, gió se se lạnh. Nhưng những phiên chợ cuối năm ở các vùng quê vẫn tấp nập, rộn ràng.

Ở chợ quê bán lá chuối, lạt gói bánh vào dịp tết. Ảnh: N.T.

Ở chợ quê bán lá chuối, lạt gói bánh vào dịp tết. Ảnh: N.T.

Chợ Võ Ninh nằm sát quốc lộ 1A nên thuận tiện cho việc đi lại. Có lẽ vì vậy mà chợ đông hơn những chợ khác trong vùng.

Khu bán lá dong, lá chuối, ống lạt… để phục vụ cho việc gói bánh chưng, bánh đòn đông vui hơn cả. Tiếng nói, tiếng cười, câu xuýt xoa của kẻ mua, người bán cứ rộn lên chẳng dứt.

Nhiều gia đình nấu bánh dịch vụ vào dịp tết. Ảnh: BQB.

Nhiều gia đình nấu bánh dịch vụ vào dịp tết. Ảnh: BQB.

Những cuộn lá chuối xanh mướt được xếp lên nhau để người mua lựa chọn. Lá cây chuối mốc được chọn mua nhiều nhất. Bà Lê Thị Tân vừa bán hàng, vừa cho hay: “Lá chuối ni gói bánh thơm và dẻo nên ai cũng chọn mua đó”.

Lạt cây giang được bó thành cuộn. Cứ 100 cái thành một bó được bán với giá 50 nghìn đồng. Ngày trước, các cụ già thường tự tay chẻ lạt gói bánh. Bữa nay, đến thời con cháu dùng máy phay chẻ nên cây lạt thật mỏng, đều tắp…

Trên vùng đất phía trái chợ được rải đá dăm phẳng làm nơi cho bà con họp chợ mở rộng dịp Tết cũng chen kín người. Anh Lê Văn Thành vừa bán lá chuối vừa bán lạt buộc. Những bó lạt cứ ngời lên màu sáng.

Vào dịp đón tết, gói bánh chưng cũng là nét văn hóa của nhiều gia đình ở thành phố. Ảnh: N.T.

Vào dịp đón tết, gói bánh chưng cũng là nét văn hóa của nhiều gia đình ở thành phố. Ảnh: N.T.

Bên cạnh, anh còn để hơn chục ống giang xanh tươi để bán cho người muốn tự tay chẻ lạt theo ý mình. “Càng ngày, người mua ống giang về chẻ lạt càng ít đi. Họ chỉ mua lạt chẻ sẵn thôi. Nhưng tui vẫn bán ống giang để có ai mua thì phục vụ. Cũng có người muốn tự tay chẻ lạt để gói bánh đó chớ. Họ muốn lưu giữ những ký ức tết năm nào”, anh Thành nói như chia sẻ.

Bánh chưng lá dong, bánh đòn lá chuối…

Theo ông Nguyễn Văn Hòa thì bữa nay hình thành hai hình thái gói bánh chưng. “Đó là nhiều nhà làm dịch vụ gói bánh quanh năm và dịp tết họ gói sớm để bán cho khách mua về cúng dịp Tết Ông Công Ông Táo (23 tháng Chạp), dịp Tết cổ truyền và những người tự gói bánh dùng đón tết”, ông Hòa nói.

Những người cao tuổi giúp con cháu chuẩn bị lá chuối để gói bánh nhằm lữu giữ hồn quê dịp tết. Ảnh: N.T.

Những người cao tuổi giúp con cháu chuẩn bị lá chuối để gói bánh nhằm lữu giữ hồn quê dịp tết. Ảnh: N.T.

Vào những ngày cuối tháng Chạp, gia đình chị Nguyễn Thị Vĩnh (ở phường Đức Ninh Đông, thành phố Đồng Hới) tất bật chuẩn bị sẵn các nguyên liệu để làm bánh. Chị Vĩnh cho biết, dịch vụ gói bánh chưng dịp Tết bắt đầu nhộn nhịp từ 15 tháng Chạp đến hết ngày 30 Tết.

Năm nào cũng vậy, càng gần đến Tết càng nhiều người đặt. Việc gói bánh chưng to hay nhỏ còn tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng, vì vậy giá mỗi cặp bánh mà chị Vĩnh bán ra dao động từ 30.000-70.000 đồng/cặp.

Theo chị Vĩnh, mặc dù số lượng hàng lớn nhưng gia đình chị không quên đặt chữ tín lên hàng đầu, luôn chú trọng đến chất lượng và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Vào dịp Tết, nguồn thu từ việc làm bánh chưng cũng giúp gia đình chị có được cái Tết tươm tất.

Nhiều thế hệ cùng tham gia gói bánh vào dịp tết. Ảnh: N.T.

Nhiều thế hệ cùng tham gia gói bánh vào dịp tết. Ảnh: N.T.

Anh Trần Văn Dương (ở phường Bắc Nghĩa, thành phố Đồng Hới) làm nghề xây dựng. Nhưng những những năm gần đây, anh nhận thêm nghề gói bánh chưng để kiếm thêm thu nhập.

Dịp Tết năm nay, anh nhận gói hàng trăm chiếc bánh chưng. Theo anh Dương, giá bánh chưng trung bình dao động từ 65.000-100.000 đồng/cặp, trừ chi phí cho nguyên liệu, nhân công, sẽ lãi từ 10.000 -12.000 đồng/cặp.

Theo anh Dương, để bánh chưng đạt được độ ngon, hấp dẫn và đẹp mắt là điều không đơn giản. Quan trọng vẫn là khâu lựa chọn nguyên liệu, gạo nếp dùng để làm bánh chưng phải là gạo nếp đặc sản, bảo đảm độ thơm và dẻo.

Bánh chưng, bánh đòn, lá dong, lá chuối buộc lạt giang đã được gói xong. Ảnh: N.T.

Bánh chưng, bánh đòn, lá dong, lá chuối buộc lạt giang đã được gói xong. Ảnh: N.T.

Riêng khâu luộc bánh, nếu không đủ thời gian và không đều lửa hay chêm thêm nước không đúng thời điểm cũng có thể làm bánh bị sống, không bảo đảm chất lượng. Nghề này tuy chiếm nhiều thời gian song cũng cho thu nhập khá. “Nấu bánh tết, trừ chi phí, mỗi thành viên trực tiếp làm bánh có thu nhập trên dưới 300.000 đồng/ngày”, anh Dương cho hay.

Ngoài các gia đình nấu bánh dịch vụ thì “phong trào” tự gói bánh, nấu bánh cũng đã nở rộ trong mọi nhà. Thường thì vài gia đình trẻ góp nhau mua nếp, lá, lạt… rồi hẹn nhau gói bánh, nấu bánh để giữ lại hương vị tết.

Anh Nguyễn Văn Hải (phường Bắc Lý, thành phố Đồng Hới) cho hay, năm ngoái anh cùng bạn bè gói nấu khoảng chục ký nếp. Năm nay, tăng thêm chục ký nữa để cho vui. “Chi phí thì cũng không cao lắm. Nhu cầu ăn cũng không phải nhiều. Nhưng đón tết là phải có bánh chưng, bánh đòn mới có ý nghĩa. Vì vậy mà mọi người háo hức lắm”, anh Hải bộc bạch.

Quây quần bên nồi bánh chưng nấu ở quê. Ảnh: N.T.

Quây quần bên nồi bánh chưng nấu ở quê. Ảnh: N.T.

Gia đình ông Nguyễn Phúc ở thành phố nhưng có nhà ở quê. Năm nào ông cũng tổ chức mấy anh em gói chừng ba chục ký nếp. “Phần gói bánh chưng thì dùng lá dong rừng để gói. Còn bánh đòn (hay còn gọi là bánh tét) thì gói bằng lá chuối mới ngon và để được lâu”, ông Phúc nói.

Gói bánh xong, vào ngày 29 Tết, cả mấy anh em nhà ông Phúc về quê vừa tổ chức ăn tất niên vừa nấu nồi bánh chưng ở vườn nhà. Ở quê, sẵn củi, nồi bánh lửa rực lên. Mùi bánh chín tới, mùi củi cháy quện vào nhau cho mọi người cảm giác thư thái, như đắm mình vào hồn quê.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm