| Hotline: 0983.970.780

Lấy ý kiến thành lập Trung tâm Liên kết nông sản vùng ĐBSCL

Thứ Bảy 16/09/2023 , 16:56 (GMT+7)

CẦN THƠ TP Cần Thơ tổ chức diễn đàn lấy ý kiến thành lập Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL tại TP Cần Thơ.

Diễn đàn kinh tế thường niên năm 2023 với chủ đề 'Vai trò và giải pháp liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL' do UBND TP Cần Thơ tổ chức. Ảnh: Kim Anh.

Diễn đàn kinh tế thường niên năm 2023 với chủ đề "Vai trò và giải pháp liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL" do UBND TP Cần Thơ tổ chức. Ảnh: Kim Anh.

Diễn đàn nhằm mục tiêu tạo ra động lực phát triển mới cho các khu nông nghiệp công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, khu công nghệ cao trên địa bàn TP Cần Thơ hình. Đồng thời tham vấn ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ quản lý, doanh nghiệp tìm giải pháp, cơ chế, chính sách huy động nguồn lực để phát triển Trung tâm Liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL tại TP Cần Thơ (Gọi tắt là Trung tâm Liên kết nông sản ĐBSCL).

Tại diễn đàn, các chuyên gia đã thảo luận xoay quanh 2 vấn đề: Thực trạng và vai trò liên kết, sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL; giải pháp tổ chức thực hiện hiệu quả, phát huy vai trò của Trung tâm Liên kết nông sản ĐBSCL tại TP Cần Thơ khi đi vào hoạt động.

Ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ nhấn mạnh, Trung tâm Liên kết nông sản ĐBSCL được xây dựng với định hướng chiến lược trở thành hạt nhân của nền kinh tế nông nghiệp hiện đại. Đồng thời thực hiện vai trò liên kết nguồn lực sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản cả vùng ĐBSCL. Hơn nữa, việc hình thành Trung tâm Liên kết nông sản ĐBSCL tại TP Cần Thơ nhắm mục tiêu “một điểm đến đa dịch vụ”, có vai trò gắn kết 3 nhà: Nhà nông - nhà sản xuất - doanh nghiệp xuất, nhập khẩu.

Ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ kỳ vọng Trung tâm Liên kết nông sản ĐBSCL sẽ góp phần giải quyết điểm nghẽn chung về khâu tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản vùng ĐBSCL. Ảnh: Kim Anh.

Ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ kỳ vọng Trung tâm Liên kết nông sản ĐBSCL sẽ góp phần giải quyết điểm nghẽn chung về khâu tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản vùng ĐBSCL. Ảnh: Kim Anh.

Ngoài ra, Trung tâm này sẽ là nơi tập hợp các nguồn lực có khả năng tham gia giải quyết những bài toán lớn của vùng như: Chuyển đổi cơ cấu kinh tế; logistics, hậu cần; ứng phó với biến đổi khí hậu; tạo ra thế và lực để TP Cần Thơ thực hiện vai trò là cực kết nối giữa các tỉnh vùng ĐBSCL, kết nối với các nước tiểu vùng sông Mê Kông.

Kết quả thảo luận của các nhà khoa học, chuyên gia chỉ ra, vùng ĐBSCL đang đứng trước các thách thức, điểm nghẽn cần được tháo gỡ trong liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Thực tế, sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL còn chịu nhiều rủi ro, chưa chủ động vùng nguyên liệu. Vật tư đầu vào còn lệ thuộc vào thị trường nhập khẩu nên phát sinh nhiều chi phí trong sản xuất, thiếu đồng bộ về chất lượng sản phẩm do hạn chế về quy mô sản xuất...

Song song đó, các hình thức tổ chức, liên kết sản xuất chưa hiệu quả, công nghệ chế biến, nhất là chế biến nông sản, kho lạnh còn hạn chế, chưa được quan tâm đầu tư đúng mức.

Các mối liên kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản trong vùng thiếu bền vững, tình trạng không thực hiện cam kết, nói cách khác là "bẻ kèo" vẫn diễn ra khi giá cả thị trường biến động khiến nông nghiệp ĐBSCL chưa phát triển đúng với tiềm năng, lực thế và nội lực sẵn có.

Các nhà khoa học, chuyên gia chỉ ra, vùng ĐBSCL đang đứng trước các thách thức, điểm nghẽn cần được tháo gỡ trong liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Ảnh: Kim Anh.

Các nhà khoa học, chuyên gia chỉ ra, vùng ĐBSCL đang đứng trước các thách thức, điểm nghẽn cần được tháo gỡ trong liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Ảnh: Kim Anh.

Nhận định tầm quan trọng của Trung tâm Liên kết nông sản ĐBSCL, sắp tới khi Trung tâm được phê duyệt, TP Cần Thơ kỳ vọng sẽ góp phần giải quyết điểm nghẽn chung về khâu tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản trong vùng.

Các cơ chế chính sách thu hút nhà đầu tư, kết nối hạ tầng giao thông, logistics, giải phóng mặt bằng, tái định cư sẽ được triển khai để phục vụ cho Trung tâm nhằm giúp TP Cần Thơ có bước chuẩn bị tốt cho việc triển khai các cơ chế đặc thù theo tinh thần Nghị quyết số 45/2022/QH15 của Quốc hội.

Ngày 7/7/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 816/QĐ-TTg về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo kế hoạch, ĐBSCL sẽ được đầu tư phát triển 8 trung tâm đầu mối về nông nghiệp, bao gồm: 1 trung tâm đầu mối tổng hợp ở TP Cần Thơ thực hiện vai trò là trung tâm logistic của vùng gắn với phát triển dịch vụ logistic ở Hậu Giang; 7 trung tâm đầu mối có chức năng chính thu gom, phân loại, chế biến nông sản (2 trung tâm đầu mối ở An Giang, Đồng Tháp gắn với vùng sinh thái nước ngọt, 3 trung tâm đầu mối ở Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng gắn với thuỷ sản và 2 trung tâm đầu mối ở Tiền Giang, Bến Tre gắn với trái cây, rau màu).

Xem thêm
Vùng nuôi ngao 500ha ven biển huyện Nghĩa Hưng đạt chuẩn quốc tế ASC

Nam Định Vùng nuôi ngao 500ha tại các xã ven biển của huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) được chứng nhận áp dụng nuôi ngao bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế ASC.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Trung Quốc tiêu thụ 4 tỷ quả dừa mỗi năm và cơ hội cho dừa Việt

BẾN TRE Đại diện Vina T&T Group chia sẻ những thuận lợi, thách thức ngành hàng dừa Việt Nam đối mặt khi chinh phục thị trường tỷ dân Trung Quốc.

Tháp đôi Prime Thái Nguyên mừng tân gia, chào đón giáng sinh và năm mới 2025

Năm 2025 sắp gõ cửa, mang theo những hy vọng và ước mơ mới. Năm 2024, Tháp đôi Prime vui mừng chào đón những cư dân đầu tiên về sinh sống tại toà nhà.