| Hotline: 0983.970.780

Trung tâm liên kết Cần Thơ là 'hạt nhân' nền kinh tế nông nghiệp ĐBSCL

Thứ Ba 28/03/2023 , 18:26 (GMT+7)

Cần Thơ Đến năm 2050, Trung tâm liên kết vùng ĐBSCL trở thành đầu mối của chuỗi sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản với 70% quy trình sản xuất theo công nghệ thông minh.

Nghị quyết 45 của Quốc hội cho phép thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Cần Thơ có hiệu lực từ 3/2022. Trong đó có việc thành lập Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến tiêu thụ nông sản vùng ĐBSCL (gọi tắt là trung tâm) đặt tại Cần Thơ.

Cụ thể, trung tâm có sứ mệnh liên kết sản xuất, chế biến tiêu thụ nông sản vùng, đặc biệt là xuất khẩu, thông thương hàng hóa hai chiều giữa các tỉnh trong khu vực. Đồng thời, hệ thống kho lạnh trung tâm đủ tiêu chuẩn để có thể bảo quản hàng nông sản xuất khẩu trong khu vực và thị trường quốc tế.

Khi thành lập trung tâm kỳ vọng giải quyết thực trạng trúng mùa, mất giá của nông dân ĐBSCL. Ảnh: Hồ Thảo.

Khi thành lập trung tâm kỳ vọng giải quyết thực trạng trúng mùa, mất giá của nông dân ĐBSCL. Ảnh: Hồ Thảo.

Theo lộ trình của đề án thành lập trung tâm năm 2023 hoàn thành bồi thường, hỗ trợ tái định cư và hạ tầng giao thông, điện nước, xử lý nước thải, chất thải khác có liên quan. Đồng thời, xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với các doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong trung tâm.

Theo đó, năm 2024, tiếp tục các hoạt động đầu tư vào trung tâm và hoạt động của các doanh nghiệp trong Trung tâm. Năm 2026, là giai đoạn quyết liệt nhất, vừa là năm then chốt để xác định, đánh giá hiệu quả hoạt động của trung tâm, cùng hiệu quả của chính sách đặc thù đối với thành phố. Đồng thời, mục tiêu đến năm 2030, trung tâm trở thành hạt nhân của nền kinh tế nông nghiệp hiện đại ĐBSCL. Đến năm 2050, trung tâm sẽ trở thành hạt nhân của đô thị sân bay, với công nghệ thông minh và là đầu mối của chuỗi các trung tâm sản xuất, chế biến và tiêu thụ thông minh toàn vùng.

PGS. TS Phạm Lê Thông, Trưởng Bộ môn Kinh tế học - Khoa kinh tế (Trường Đại học Cần Thơ) cho rằng: Trung tâm liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản vùng với những cơ chế, chính sách vượt trội không chỉ nhằm gia tăng sản lượng nông sản xuất khẩu, mà cần được tích hợp đa giá trị. Khi thành lập trung tâm kỳ vọng giải quyết thực trạng trúng mùa, mất giá của nông dân ĐBSCL. Bên cạnh đó, trung tâm cần phát huy không gian kinh tế với những kết nối nội vùng và liên vùng với các khu vực khác trong cả nước. Xây dựng trung tâm cần gắn với giải bài toán thị trường, rà soát quy hoạch phù hợp với những cơ chế mới.

Theo UBND TP Cần Thơ, Trung tâm Liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL sẽ khuyến khích hình thành các mô hình liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp. Qua đó, để thiết lập mối quan hệ sản xuất nguyên liệu với công nghiệp chế biến. Đồng thời, xây dựng thương hiệu hàng hóa, góp phần làm tăng lượng hàng hóa xuất khẩu. Theo đó, trung tâm còn tạo ra cơ hội việc làm ổn định cho người lao động, góp phần giải quyết tình trạng lao động bị mất việc.

 Trung tâm liên kết sản xuất vùng ĐBSCL thúc đẩy quá trình hiện đại hóa của vùng. Ảnh: Hồ Thảo.

 Trung tâm liên kết sản xuất vùng ĐBSCL thúc đẩy quá trình hiện đại hóa của vùng. Ảnh: Hồ Thảo.

Cũng theo UBND TP Cần Thơ, việc xây dựng trung tâm tại TP Cần Thơ nhằm tạo ra động lực quan trọng thúc đẩy quá trình hiện đại hóa của vùng ĐBSCL với  TP Cần Thơ làm trung tâm. Đây là một nhiệm vụ lớn, quan trọng, thực hiện trong một thời gian dài qua nhiều giai đoạn mỗi giai đoạn có những mục tiêu cụ thể khác nhau.

Ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ thông tin: “Mục tiêu đến năm 2030, Trung tâm trở thành hạt nhân của nền kinh tế nông nghiệp hiện đại vùng ĐBSCL. Thực hiện đầy đủ chức năng liên kết - sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông sản với vai trò dẫn dắt, thúc đẩy và hỗ trợ mạnh mẽ hoạt động kinh tế nông nghiệp toàn vùng. Tiếp đó, tầm nhìn đến năm 2050, trung tâm sẽ trở thành hạt nhân đô thị sân bay với công nghệ thông minh - đầu mối của chuỗi các sản xuất - chế biến - tiêu thụ thông minh toàn vùng. Theo đó, với khoảng 50 - 70% các quy trình sản xuất tại trung tâm ứng dụng công nghệ tự động, thông minh”.

Trung tâm liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản vùng ĐBSCL, đặt tại TP Cần Thơ với quy mô 250 ha. Chia làm 2 khu gồm: Khu 1 có diện tích 50ha, vị trí tại quận Bình Thuỷ; khu 2 có diện tích khoảng 200ha, vị trí tại huyện Cờ Đỏ TP Cần Thơ. Cụ thể, khu 1 có chức năng hành chính, quản lý và dịch vụ. Khu 2 có chức năng nghiên cứu ứng dụng công nghệ, chế biến các sản phẩm nông nghiệp.

Xem thêm
Yến sào Đức Cơ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Gia Lai Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm Yến sào Đức Cơ Salangane’s Nest, mở cơ hội để kinh tế huyện Đức Cơ bứt phá.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Khám phá Nhà máy xanh TH true MILK: Từ đồng cỏ xanh đến ly sữa sạch

Không chỉ cung cấp những ly sữa tươi sạch TH true MILK, nhiều năm qua, Tập đoàn TH còn tham gia phát triển nền nông nghiệp Việt Nam xanh, bền vững.

Bộ GTVT yêu cầu đẩy nhanh 8 dự án trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc- Nam

Mới đây, Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh ra công yêu cầu đẩy nhanh 8 dự án trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc - Nam.