Bạn đã bao giờ nếm bánh tằm cay, bánh tằm se tay, bánh khọt nhân tôm, củ cải tiều, bánh gừng, bánh ớt, bánh ống, bánh bầu, bánh lá mơ, cốm dẹp, bánh bò nướng, bánh đúc, bánh ú lá tre, bánh lọt, bánh khọt, bánh xèo, bánh tét, bánh ít, bánh lồng cô, bánh ít nhân tôm, bánh gừng, bánh chuối chiên, bánh nhúng, bánh lá dừa, bánh chuối, bánh nắn lá, xôi lá cẩm, bánh dừa, bánh ú, bánh ít, bánh lồng cô, bánh ít nhân tôm, bánh tráng phơi sương, bánh xoài, bánh cốm, bánh rế, bánh phồng, bánh khoai cao, bánh ống, bánh in, bánh bao chỉ, bánh cốm nổ truyền thống, bánh ú nước tro gói lá tre, bánh canh cua bột xắt, Bánh chưng, bánh dày, bánh cốm, … Và các món ẩm thực: Bún nước lèo, Bún mắm, Hủ tiếu ngọt, Bún suông, nem nướng và đặc sản vùng miền địa phương,… Bạn sẽ thỏa mãn khi đến với Lễ hội bánh dân gian Nam bộ 2019 tại Cần Thơ (số 108A đường Lê Lợi, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
Toàn cảnh buổi họp báo |
Lễ hội năm nay thu hút trên 200 gian hàng trưng bày giới thiệu các loại bánh dân gian, ẩm thực dân gian, đặc sản vùng miền và nguyên liệu phụ trợ làm bánh,… của các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở và nghệ nhân đến từ các quận - huyện của thành phố Cần Thơ và các tỉnh thành trong cả nước. Đây là một sự kiện văn hóa, lễ hội cấp quốc gia mang tính thường niên nhằm giới thiệu, quảng bá và bảo tồn các sản phẩm bánh dân gian đặc trưng của Nam bộ với du khách trong nước và quốc tế.
Võ Thị Thu Yên, trưởng phòng hội chợ triển lãm cho biết, Để đảm bảo ATTP, BTC có tổ chức kiểm tra và lưu mẫu tất cả các nguyên vật liệu của tất cả các hoạt động nấu ăn của các gian hàng. Hội chợ Có khu buffet bánh dân gian tự chọn được bố trí trong không gian nhà có hệ thống điều hòa, với gần 100 loại bánh dân gian các loại phục vụ du khách gần xa; Khu chè quê với hình thức giới thiệu và mua bán với trên 50 loại chè và thức uống dân gian (từ truyền thống đến sáng tạo).
Đặc biệt, Lễ hội thu hút nhiều nghệ nhân tham gia trình diễn bánh dân gian đến từ các tỉnh thành khu vực miền đông Nam bộ, đồng bằng sông Cửu Long và 9 quận, huyện của thành phố Cần Thơ tham gia đăng ký dự thi nhiều loại bánh và trình diễn nhiều loại bánh phục vụ du khách tại Lễ hội. BTC Lễ hội phối hợp cùng Sở GD-ĐT Cần Thơ tổ chức chương trình giao lưu giữa hoc sinh phổ thông với nghệ nhân, và 1gian hàng cho các em học làm bánh.
Nghệ nhân Trương Thị Chiều, Bình Thuỷ, Cần Thơ cho biết, các em sẽ được học cách tạo phẩm màu từ rau củ quả để tạo màu sắc cho các loại dân gian như màu xanh dương từ hoa đậu biếc, màu tím từ lá cẩm, vàng từ gấc, xanh cây từ lá dứa...
Các nghệ nhân còn có khu trình diễn các loại bánh dân gian, tái hiện lại không gian ngày xưa với các dụng cụ và nghệ nhân trực tiếp thực hiện như: xay bột, quết bánh phồng, giã cốm dẹp, gõ bánh in, se bánh tằm bằng tay…; Khu đặc trưng các loại bánh dân gian của các dân tộc Nam Bộ (Kinh, Hoa, Chăm, Khơ-Me): Bánh Ống, Bánh Củ cải, Bánh gừng, Bánh Ớt, Bánh Namparang (Bánh Vú), Bánh bò Nướng, Bánh bò thốt nốt, Bánh Dứa, Bánh Num Bon, Bánh Bầu, Cốm dẹp …
Mỗi ngày từ ngày 13 – 16/4 có Hội thi làm bánh dân gian, với mong muốn phát hiện và giới thiệu những bí quyết làm bánh, những loại bánh ngon ở các địa phương trên cả nước. Ban Tổ chức sẽ cấp chứng nhận Huy chương Vàng, Huy chương Bạc kèm theo hiện vật cho các sản phẩm bánh đạt giải. Đơn vị tổ chức: Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch); Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ.
Ngoài ra, còn có Hội thảo “Thị trường nào cho bánh dân gian” lúc 8 giờ 30, ngày 16/4/2019 nhằm góp phần tìm thị trường cho các sản phẩm bánh dân gian Nam bộ; bảo tồn nghề truyền thống và nâng cao thu nhập của nghệ nhân làm bánh.
Nghệ nhân Trương Thị Chiều hướng dẫn làm bánh |
Một nghệ nhân tham gia trình diễn se bánh tằm bằng tay |
Bánh xếp nhân đậu xanh |
Bánh tằm se ngũ sắc |