| Hotline: 0983.970.780

Loạn giá test nhanh Covid-19 khiến người dân hoài nghi

Thứ Tư 15/09/2021 , 08:10 (GMT+7)

Trước nghi ngờ của người dân về việc một số cơ sở y tế tại Thanh Hóa đẩy giá test nhanh Covid-19 để trục lợi, PV Báo NNVN đã vào cuộc tìm hiểu.

"Mỗi nơi một phách"

Nhu cầu test nhanh covid-19 của người dân hiện nay rất lớn. Ảnh: Võ Dũng.

Nhu cầu test nhanh covid-19 của người dân hiện nay rất lớn. Ảnh: Võ Dũng.

Văn bản mới quy định về giá test nhanh Covid-19

Bộ Y tế có văn bản số 5378/BYT-KHTC hướng dẫn mức giá thanh toán chi phí thực hiện xét nghiệm Covid-19. Kể từ ngày 1/7/2021, chi phí test xét nghiệm thực hiện thực thanh thực chi: Chi và thanh toán với từng đối tượng người bệnh theo số lượng test xét nghiệm nhanh thực tế sử dụng cho người bệnh và giá mua test theo kết quả đấu thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

Sáng 14/9, chúng tôi vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa để làm dịch vụ test nhanh Covid-19 (xét nghiệm nhanh Covid-19). Địa điểm test nằm tại một khu vực riêng biệt trong khuôn viên bệnh viện. Tại đây, các ghế được bố trí cách xa nhau, trước khi vào đăng ký dịch vụ test nhanh Covid-19, người dân sẽ khai báo y tế.

Khu vực làm thủ tục và lấy mẫu được ngăn bằng vách, giảm thiểu tối đa giọt bắn trong lúc trao đổi và lấy mẫu.

Theo ghi nhận của PV, sáng 14/9, có đông người dân vào bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa thực hiện test nhanh Covid-19 và xét nghiệm PCR. Vì vậy, việc test nhanh này thường chỉ mất 15-20 phút là cho kết quả nhưng người dân phải mất hơn 1 giờ đồng hồ mới xong việc.

Theo phiếu thu do Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa cung cấp vào buổi sáng 14/9, chi phí mỗi lần test nhanh là 110.000 đồng/mẫu.

Trong đó, chi phí liên quan đến việc lấy mẫu, trả kết quả xét nghiệm là 35.492 đồng và Flowflex SARS-CoV-2 Antigen Rapid Test là 74.508 đồng.

Cũng cùng một kỹ thuật như trên, chi phí cho mỗi lần test nhanh tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Thanh Hóa là 200.000 đồng. Chi phí này không được ghi cụ thể trong phiếu trả kết quả giống như Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa thực hiện.

Chúng tôi có hỏi một nhân viên lấy mẫu nhưng nhân viên này cho biết, họ cũng không hiểu vì sao giá test nhanh Covid-19 mỗi nơi lại mỗi khác.

Tại Phòng khám, xét nghiệm MEDLATEC có trụ sở đóng tại phường Đông Sơn (TP. Thanh Hóa), một mẫu test nhanh Covid-19 có giá 179.000 đồng.

Còn tại điểm test nhanh trên QL 1A thuộc chốt kiểm dịch Covid-19 đặt tại xã Trường Lâm, thuộc Trung tâm Y tế thị xã Nghi Sơn, giá mỗi lần test nhanh là 200.000 đồng.

Nhưng giá test nhanh covid-19 'mỗi nơi một phách'. Ảnh: Võ Dũng.

Nhưng giá test nhanh covid-19 "mỗi nơi một phách". Ảnh: Võ Dũng.

Theo khảo sát của PV NNVN, không chỉ ở Thanh Hóa, trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay cũng có nhiều mức giá khác nhau cho mỗi lần test nhanh Covid-19.

Theo đó, Bệnh viện Đa khoa huyện Thanh Chương, chi phí mỗi lần test nhanh là 180.000.000; tại Trạm Y tế xã Hưng Yên Nam thuộc Trung tâm Y tế huyện Hưng Nguyên là 165.000 đồng…

Lý giải của Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa là cơ sở có chi phí test nhanh Covid-19 thấp nhất trong những cơ sở mà chúng tôi tìm hiểu.

Ông Lê Văn Sỹ, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa cho rằng, sở dĩ chi phí test nhanh Covid-19 tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa khác nhau là do mỗi cơ sở sử dụng một loại thiết bị vật tư y tế khác nhau.

Người dân băn khoăn về tính minh bạch trong chi phí xét nghiệm hiện nay. Ảnh: Võ Dũng.

Người dân băn khoăn về tính minh bạch trong chi phí xét nghiệm hiện nay. Ảnh: Võ Dũng.

Bài liên quan

Theo ông Sỹ, cách tính chi phí test nhanh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa gồm chi phí vật tư đầu vào cộng với chi phí liên quan đến việc lấy mẫu, trả kết quả xét nghiệm.

Việc xẩy ra chênh lệch trong tổng chi phí chủ yếu xuất phát từ chênh lệch vật tư đầu vào. Đây đều là các vật tư y tế được Bộ Y tế cho phép sử dụng nhưng hiện nay, giá mỗi loại vật tư khác nhau và không phải muốn tiếp cận loại vật tư y tế nào cũng có sẵn.

“Hiện nay cũng không thể khẳng định loại vật tư y tế nào cho ra kết quả chính xác nhất nhưng chúng tôi sử dụng vật tư y tế ở mức giá phù hợp mà vẫn đạt hiệu quả để người dân dễ tiếp cận. Mỗi đơn vị sử dụng một loại vật tư y tế khác nhau, miễn là nằm trong danh mục được Bộ Y tế cho phép” – ông Sỹ chia sẻ.

Cũng theo ông Sỹ, đây cũng là một trong những lý do khiến việc các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh có chung một mức giá test nhanh là điều rất khó xẩy ra. Tuy nhiên, mỗi cơ sở y tế đều phải xây dựng một cơ cấu về vật tư và các chi phí liên quan để đưa ra giá hợp lý.

Có nơi như Bệnh viện Đa khoa TP Thanh Hóa, giá mỗi lần test nhanh covid-19 lên đến 200.000 đồng. Ảnh: Võ Dũng.

Có nơi như Bệnh viện Đa khoa TP Thanh Hóa, giá mỗi lần test nhanh covid-19 lên đến 200.000 đồng. Ảnh: Võ Dũng.

“Hiện nay, UBND tỉnh Thanh Hóa đã giao Sở Y tế tham mưu xây dựng cơ cấu giá cho các cơ sở y tế áp dụng. Tuy nhiên, việc đưa về một mức giá là rất không khả thi” – ông Sỹ cho biết thêm.

Đại diện Sở y tế Thanh Hóa cũng đồng quan điểm với ông Sỹ. Theo vị đại diện này, hiện nay rất khó để có một mức giá chung cho việc test nhanh Covid-19 ở tất cả các cơ sở y tế. Điều cần làm là trên cơ sở tham mưu của Sở Y tế, UBND tỉnh Thanh Hóa sẽ cho phép mỗi cơ sở sử dụng một loại vật tư y tế tương ứng với số tiền mà người dân bỏ ra.

Một vấn đề nữa cũng khiến dư luận quan tâm thời gian qua đó việc tổ chức xét nghiệm, test nhanh Covid-19 có nơi làm ồ ạt, có nơi như TP Vinh, Nghệ An thời gian đầu áp dụng Chỉ thị 16 khi lập các chốt ra vào TP, người dân đều phát có test nhanh Covid-19. Điều này khiến người dân bất bình vì sự tốn kém không cần thiết.

Còn ở một số địa phương khác, việc yêu cầu các lái xe tải chở hàng test nhanh nên ngày nào qua chốt cũng phải ngoáy mũi khiến đồng loạt nhiều lái xe xin nghỉ việc. Điều này không những gây tốn kém cho các DN vận tải mà còn ùn ứ hàng hoá.

Thông tin rất đáng được quan tâm ngày hôm qua (14/9) trong phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị kiểm toán tính hợp lý, hiệu quả khi huy động, phân bổ, sử dụng tiết kiệm các nguồn lực phòng, chống Covid-19.

Theo ông, Việt Nam là nước nghèo, tập trung nhân lực, vật lực cho chống dịch là đúng, nhưng phải tiết kiệm, đúng mục tiêu, hiệu quả. Phòng, chống dịch Covid-19 là cuộc kháng chiến trường kỳ chứ không phải ngày một, ngày hai, nên sử dụng các nguồn lực cũng cần hiệu quả. "Nguồn lực", theo ông Huệ, sẽ gồm cả nguồn lực Nhà nước và xã hội hóa.

Một vấn đề nữa Chủ tịch Quốc hội lưu ý là đánh giá việc thực thi chính sách các gói hỗ trợ người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn vì Covid-19.

"Chính sách ưu việt nhưng quá trình thực thi có thể chưa phù hợp thực tế hoàn toàn. Quá trình thực hiện có trục lợi chính sách hay không thì phải chỉ rõ ra", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Hiệu quả test nhanh Covid-19 phụ thuộc rất nhiều yếu tố

“Test nhanh Covid-19 phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng vật tư đầu vào; quá trình lấy mẫu có đạt chuẩn hay không; thời điểm lấy mẫu… Bộ Y tế cũng không quy định hiệu lực mỗi lần test nhanh trong thời gian bao lâu mà chỉ khuyến cáo không vượt quá thời gian 72 giờ tính từ thời điểm test. Có những nơi, chính quyền địa phương còn quy định, test nhanh chỉ có hiệu lực trong vòng 24h” – ông Lê Văn Sỹ, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

ABIC Kiên Giang chi trả gần 700 triệu đồng cho khách hàng

Cà Mau Ngày 25/4, ABIC Kiên Giang phối hợp với Agribank Cà Mau chi trả bảo hiểm Bảo an tín dụng cho gia đình 3 khách hàng không may gặp rủi ro khi lao động sản xuất.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm