| Hotline: 0983.970.780

Loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nông sản của Bộ NN-PTNT

Thứ Sáu 23/07/2021 , 18:20 (GMT+7)

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho rằng cần sớm mở lại các chợ đầu mối, hoặc chuyển về địa điểm có thể kiểm soát được dịch bệnh và an toàn thực phẩm.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến kiến nghị mở chợ đầu mối hoặc di chuyển về địa điểm an toàn. Ảnh: Bảo Thắng.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến kiến nghị mở chợ đầu mối hoặc di chuyển về địa điểm an toàn. Ảnh: Bảo Thắng.

Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đang vào mùa thu hoạch nhiều loại nông sản. Tuy nhiên, khu vực này và TP. HCM đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Điều đó khiến việc thu hoạch, sơ chế và vận chuyển nông sản gặp nhiều khó khăn, chuỗi cung ứng bị đứt gãy. Bộ NN-PTNT có giải pháp gì để tháo gỡ vấn đề trên?

Tổ công tác đặc biệt của Bộ NN-PTNT, do Thứ trưởng Trần Thanh Nam dẫn đầu, đã lập tức bắt tay vào việc khi đến 19 tỉnh, thành phố phía Nam bị giãn cách. Chúng tôi đã họp với địa phương, với Tổ công tác đặc biệt khác của các Bộ, và làm việc với Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Vừa rồi TP. HCM ra Chỉ thị khẩn số 12, với hàng loạt biện pháp mạnh phòng, chống Covid-19. Để triển khai được tiêu thụ, tổ chức sản xuất, Bộ đã có một loạt giải pháp. Thứ nhất, về thu hoạch. Với chủ trương “xanh nhà hơn già đồng”, chúng tôi đề nghị các địa phương tổ chức lực lượng thu hoạch kịp thời, bắt đầu chu kỳ sản xuất kế tiếp.

Thứ hai, triển khai cả hệ thống chế biến, sơ chế, tiêu thụ. Trong thời gian ngắn, nông sản không bị ách tắc như trước, và khơi thông được tất cả theo chuỗi gồm thu hoạch, sơ chế, chế biến, phân phối, đảm bảo nhu cầu trong các khu cách ly và toàn xã hội.

Về vận chuyển, hệ thống giao thông luồng xanh đã được khơi thông. Nhưng theo báo cáo của địa phương, quy định của những chốt chặn có sự khác biệt. Do đó, luồng xanh phân phối thực phẩm về TP. HCM và trong nội bộ các tỉnh vẫn bị ảnh hưởng. Chúng tôi đã kiến nghị Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế thống nhất quy định giữa các địa phương.

Được biết Bộ NN-PTNT đã đề xuất cho vận hành lại các chợ đầu mối, cụ thể việc vận hành lại các chợ này sẽ diễn ra như thế nào, nhất là khi tới đây, TP. HCM sẽ nâng mức giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 ở mức tăng cường hơn?

Trước đây, TP. HCM có 3 chợ đầu mối lớn, cung cấp cho khoảng 60-65% nhu cầu người dân. Hiện cả 3 chợ này đều đóng. Tuy nhiên, vai trò của 3 chợ này trong chuỗi cung ứng là không thể tách rời, bởi nó giúp đưa nông sản về các nơi tiêu thụ.

Theo Bộ NN-PTNT, TP. HCM nên thảo luận với các Bộ, ban, ngành để xem xét mở lại một vài khu vực tại các chợ đầu mối này. Hoặc chúng ta có thể chọn những khu vực mới, ngoài địa điểm cũ như Bình Điền, Thủ Đức, nơi kiểm soát được dịch bệnh để tổ chức lại chợ.

Kinh nghiệm trong giải quyết khó khăn của vải thiều Bắc Giang cho thấy nếu có sự chủ động từ các địa phương, sự phối hợp đồng bộ và thống nhất của các bộ ngành thì điểm nghẽn sẽ được tháo gỡ, kinh nghiệm này sẽ triển khai với ĐBSCL như thế nào?

Theo báo cáo, vụ vải được dự báo có khoảng 245.000 tấn, nhưng thực tế, tổng các tỉnh lên đến khoảng 340.000 tấn. Giải pháp của Bộ NN-PTNT lúc ấy là xin một luồng xanh cho tiêu thụ vải, đồng thời mở thêm nhiều hình thức khác như bán hàng livestream, sử dụng sàn thương mại điện tử. Nhờ nỗ lực này, quả vải được vận chuyển khắp các vùng miền trong nước, với giá hợp lý.

TP. HCM có thể vận dụng kinh nghiệm này để xử lý kịp thời nông sản mùa vụ năm nay, nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng, giá cả cho người dân.

Một vấn đề nữa, Bộ NN-PTNT muốn kiến nghị là về vật tư nông nghiệp. Đây là mặt hàng phải được bảo đảm, lưu thông thường xuyên để ổn định chu kỳ sản xuất. Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo các tỉnh, thành phố cập nhật thường xuyên các danh mục, từ giống, cây trồng, vật nuôi, bao bì, đến vật tư chế biến, phân bón thuốc bảo vệ thực vật. Đây là tiền đề giúp chuỗi sản xuất không bị đứt gãy, và đảm bảo mục tiêu kép mà Chính phủ đề ra. 

Các phương án kế hoạch hỗ trợ cho nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp để đẩy nhanh tiêu thụ nông sản trong thời gian giãn cách này là gì?

Về thịt và các sản phẩm chế biến, Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo các nhà máy thực phẩm có nguồn gốc động vật siết chặt các quy định. Bộ đã có nhiều kinh nghiệm về vấn đề này, và thấy rằng, giữ khoảng cách cho người lao động và vệ sinh an toàn thực phẩm rất quan trọng. 

Khó khăn của những cơ sở chế biến trong thời gian dịch bệnh, là không phải lúc nào cũng đảm bảo được nguyên tắc "3 tại chỗ". Do đó, Bộ NN-PTNT đề nghị Bộ Y tế ra một bộ quy tắc về việc vệ sinh, tiêu khuẩn, sát trùng cho những cơ sở có ca F0, F1, để họ sớm tổ chức chế biến trở lại. Bên cạnh đó, những cơ sở này cũng cần được hỗ trợ xét nghiệm virus SARS-CoV-2 thường xuyên. Nếu đảm bảo được "3 tại chỗ", các cơ sở chế biến này nên được tạo điều kiện để sớm tái sản xuất.

Về nông sản, một trong những đặc trưng của nền nông nghiệp chúng ta là sản xuất nhỏ lẻ, manh mún. Dù đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật để rải vụ, tính mùa vụ là thứ khó thay đổi trong một sớm một chiều. Chủ trương của Bộ NN-PTNT là hướng tới một giải pháp tổng thể, toàn diện từ gieo trồng, canh tác cho tới thu hoạch, lưu thông. Trước mỗi mùa vụ, Bộ sẽ có văn bản hướng dẫn từng địa phương, phù hợp với điều kiện thời tiết, môi trường, sao cho đạt hiệu quả cao cả về năng suất, chất lượng lẫn giá trị kinh tế.

Xin cảm ơn Thứ trưởng!

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Trang bị kỹ năng tận dụng phụ phẩm nông nghiệp cho nông dân

Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh vừa tổ chức lớp tập huấn về 'Quy trình sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ phụ phẩm nông nghiệp địa phương'.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Xúc tiến, quảng bá, kết nối du lịch Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long từ lâu đã nổi tiếng là vùng đất bình yên của những người dân chất phác, thân thiện với phong cảnh thiên nhiên hữu tình, thơ mộng.