| Hotline: 0983.970.780

Loạt ngân hàng ưu đãi tín dụng cho cho hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ

Thứ Sáu 05/07/2024 , 18:09 (GMT+7)

Hà Nội Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP Hà Nội thông tin một số gói tín dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, hỗ trợ sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.

Nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ gặp khó khăn về vốn. Ảnh minh họa.

Nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ gặp khó khăn về vốn. Ảnh minh họa.

Công ty TNHH Mây tre đan Việt Quang - thôn Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ cho biết, hiện tại các doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ gặp khó khăn về vốn. 

“Hầu như không được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi đặc thù cho sản xuất làng nghề. Hiện chúng tôi phải vay qua các ngân hàng thương mại nhưng không dễ dàng. Mong được cơ chế tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi cho các cơ sở sản xuất trong các làng nghề được dễ dàng hơn”, doanh nghiệp nêu.

Trả lời vấn đề này, đại diện Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP Hà Nội cho biết, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã và đang triển khai nhiều chính sách và giải pháp tăng trưởng tín dụng; đẩy mạnh các giải pháp có tính khả thi đối với các gói tín dụng, chính sách ưu đãi góp phần hỗ trợ và tăng khả năng tiếp cận tín dụng đối với người dân, doanh nghiệp.

Trong thời gian qua, các ngân hàng thương mại đã chủ động điều chỉnh và triển khai việc giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng. Đồng thời các ngân hàng công bố các gói vay ưu đãi với lãi suất thấp, thủ tục, điều kiện vay vốn đơn giản hóa, số tiền vay có giá trị tương đối lớn. Một số gói tín dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ như sau:

Ngân hàng Vietinbank: Triển khai nhiều gói ưu đãi lãi suất nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ theo từng thời kỳ, quy mô lên đến 130.000 tỷ đồng, lãi suất cạnh tranh từ 5,6%/năm trong năm đầu tiên, từ 5,9%/năm trong 18 tháng và từ 6,5%/năm trong 24 tháng; gói tín dụng STEP UP dành cho nhu cầu vay vốn ngắn hạn của doanh nghiệp, với quy mô “siêu khủng”, đến 300.000 tỷ đồng và lãi suất chỉ từ 5%/năm cho khoản vay ngắn hạn bằng VND

Ngân hàng Agribank: Triển khai nhiều chương trình cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp, quy mô 20.000 tỷ đồng. Lãi suất áp dụng đối với các chương trình cho vay ưu đãi trên thấp hơn lãi suất cho vay thông thường từ 1,5 - 3% tùy kỳ hạn và tùy đối tượng khách hàng, áp dụng trong thời hạn tối đa 06 tháng kể từ ngày giải ngân.

Ngân hàng BIDV: Triển khai gói vay ưu đãi ngắn hạn và trung dài hạn với lãi suất hấp dẫn từ 4,1%/năm hỗ trợ khách hàng bổ sung nguồn vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh.

Ngân hàng Vietcombank: Dành nguồn vốn 160.000 tỉ đồng cho khách hàng cá nhân, khách hàng SME vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh với mức lãi suất vay từ 5,3%/năm. Doanh nghiệp SME vay trung dài hạn để đầu tư nhà xưởng máy móc, tài sản cố định, phương tiện vận tải sẽ được hưởng lãi suất cho vay ưu đãi chỉ từ 6,6%/năm cố định trong 24 tháng đầu tiên.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội: Triển khai chương trình tín dụng với quy mô 10.000 tỷ đồng cho khách hàng sản xuất kinh doanh với lãi suất giảm chỉ từ 5,8%/năm.

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt: Dành nguồn vốn tài trợ lớn cho khách hàng là doanh nghiệp siêu nhỏ thông qua chương trình “Cho vay siêu tốc - Bứt tốc kinh doanh”; với lãi suất từ 6,5%/năm, cho khoản vay lên đến 7 tỷ đồng... Thời gian vay vốn lên đến 12 tháng đối với các khoản vay bổ sung vốn lưu động và lên đến 84 tháng đối với các khoản vay đầu tư tài sản cố định, vay mua ô tô...

Doanh nghiệp có thể tham khảo trên trang thông tin điện tử của ngân hàng hoặc liên hệ với các điểm giao dịch của ngân hàng tại địa điểm gần nhất để được hướng dẫn các quy trình, thủ tục cụ thể.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Bến Tre phát động công trình 'Hàng cây nông dân'

Bến Tre Tại xã Ngãi Đăng, các đại biểu thực hiện trồng 700 cây me chua tại địa điểm phát động chương trình 'Hàng cây nông dân'.

Bao bì, nhãn mác sản phẩm OCOP chưa bắt kịp xu thế người tiêu dùng

ĐBSCL Giữa chủ thể OCOP và các đơn vị thương mại, siêu thị đã có buổi trao đổi về năng lực cung cầu, kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL.