| Hotline: 0983.970.780

Lợi ích kép của trạm trung chuyển rác trong phát triển đô thị

Thứ Tư 19/12/2018 , 11:47 (GMT+7)

Các đô thị lớn của Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng đã và đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, mật độ dân cư đông và kéo theo đó là sự gia tăng không ngừng của các loại chất thải (trung bình 8-10%/năm).

Việc đổi mới công nghệ thu gom, vận chuyển rác, trong đó có việc nghiên cứu, thử nghiệm và đưa vào sử dụng các trạm chuyển tải là vấn đề hết sức cấp thiết hướng đến cả hai mục tiêu là kinh tế và môi trường.

Trạm trung chuyển rác đạt lợi ích cả về kinh tế và môi trường

Thực hiện chủ trương của thành phố Hà Nội về việc đổi mới công nghệ thu gom rác văn minh đô thị theo hướng cơ giới hóa, từ năm 2016 đến nay, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) đã thực hiện một loạt các giải pháp đổi mới công nghệ thu gom, vận chuyển rác; ứng dụng khoa học kỹ thuật vào điều hành sản xuất và bước đầu đã ghi nhận được những chuyển biến tích cực.

Có thể dễ dàng nhận thấy, đường phố tại các quận trung tâm Hà Nội trong 1-2 năm trở lại đây đã sạch đáng kể so với trước, đặc biệt là lượng bụi đã giảm hẳn. Nhiều người dân chia sẻ, chỉ cần nhìn vào màu của lá cây và số người đeo khẩu trang ra đường là biết đường phố có bụi hay không. Không chỉ là cảm quan, theo các số liệu quan trắc môi trường trong tháng 6/2018 của Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội, khu vực Hồ Hoàn Kiếm (quận Hoàn Kiếm) và Kim Liên (quận Đống Đa) luôn là hai điểm có chỉ số chất lượng không khí tốt nhất trong 10 điểm quan trắc của thành phố.

Để có được kết quả như vậy, tập thể Cán bộ công nhân viên URENCO đã rất cố gắng, nỗ lực, không ngừng đổi mới, cải tiến phương thức thu gom, vận chuyển rác theo hướng cơ giới hóa, đưa vào sử dụng hơn 50 xe quét hút bụi chuyên dụng hiện đại, tần suất 2-3 lượt/ngày. Cùng với đó, Công ty tăng cường vận động, tuyên truyền người dân bỏ rác đúng giờ, đúng nơi quy định. Từ tháng 5/2017, URENCO đã phối hợp với các quận, tổ chức khảo sát và đặt hơn 5.000 thùng rác trên các tuyến phố và ngõ lớn, tạo điều kiện thuận lợi để người dân, khách vãng lai có chỗ bỏ rác. Sau hơn 1 năm thực hiện, việc người dân mang rác ra bỏ vào thùng đã trở thành một thói quen rất văn minh. URENCO sử dụng loại xe tải nhỏ đi thu ít nhất 4 lần/ngày trên các tuyến phố và bất cứ khi nào thùng rác đầy nhờ hệ thống GPS, điều hành xử lý công tác VSMT bằng bộ đàm và qua ứng dụng Zalo.

Việc đặt thùng rác ở các vị trí thích hợp có rất nhiều ưu điểm: Thứ nhất, người dân và đặc biệt là khách vãng lai rất thuận tiện khi bỏ rác, người dân chỉ cần đi bộ vài bước chân là đã dễ dàng bỏ rác vào đúng nơi quy định, thùng rác được các công nhân môi trường dọn dẹp thường xuyên nên đảm bảo mĩ quan đô thị. Thứ hai, giảm được tối đa các điểm cẩu rác tập trung gây ô nhiễm và ùn tắc giao thông. Thay vào đó, các xe cẩu rác loại nhỏ (2,5 tấn) đi dọc các tuyến phố và đưa rác từ các thùng thu chứa lên xe rất nhanh, sạch sẽ. 

Khu Liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn (Sóc Sơn – Hà Nội) cách Trung tâm thành phố khoảng 55km và là điểm đến cuối cùng của hơn 80% lượng rác thải sinh hoạt của Hà Nội. Theo số liệu mà URENCO cung cấp thì mỗi ngày trung bình tại 4 quận trung tâm của thành phố gồm Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và Đống Đa phát sinh khoảng 1.200 tấn rác thải sinh hoạt, khối lượng này còn có thể tăng lên gấp đôi trong những đợt cao điểm như Tết nguyên đán.

Tuy nhiên, để phát huy tối đa hiệu quả của công tác cơ giới hóa theo chỉ đạo của Thành phố, việc cần thiết và cấp bách hiện nay đó là phải có trạm chuyển tải rác. Trạm chuyển tải thông thường được đặt ngay tại khu dân cư hoặc cự ly đi thu gom rác trong phạm vi không quá 5km, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, môi trường. Đây là nơi “đóng gói” rác từ nhiều xe cỡ nhỏ (loại 2.5 tấn) vào một xe container lớn (trên 12 tấn), thay vì cả 5-6 xe loại nhỏ cùng chở rác lên bãi chôn lấp (khoảng các rất xa) thì chỉ cần dùng 1 chiếc xe cỡ lớn là đủ. Ngoài ra, trạm chuyển tải còn giúp các xe thu rác vận hành linh động hơn, rác liên tục được thu trong ngày giúp đường phố sạch hơn, đặc biệt phát huy vào những giai đoạn cao điểm như lễ tết, sự kiện lớn,…

Như vậy, trạm chuyển tải là lời giải hết sức tối ưu cho bài toán “cơ giới hóa thu gom vận chuyển rác” hiện nay ở các đô thị lớn, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở trên Thế giới. Khi vận hành thành công mô hình trạm chuyển tải này, cùng một lúc chúng ta có được hai lợi ích: kinh tế và môi trường.

Ảnh: H.H

Trong năm 2018, được sự chấp thuận của UBND Thành phố Hà Nội, các kỹ sư và công nhân kỹ thuật của Công ty URENCO đã bắt tay nghiên cứu, chế tạo và đưa vào thử nghiệm một số trạm chuyển tải rác, trong đó có trạm chuyển tải rác công suất 300 tấn/ngày đêm tại Lâm Du (Bồ Đề, Long Biên). Đây là trạm chuyển tải có diện tích 200m2, cách xa khu dân cư gần 300m (nằm trong khu đất 4.500m2 tại Lâm Du mà Thành phố Hà Nội giao URENCO quản lý), được thiết kế hiện đại, khép kín, đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặt về xử lý mùi, tiếng ồn, nước rác,…

Xe thu rác tại địa bàn trung tâm Hà Nội được đưa về và nén rác vào các container cỡ lớn, sau đó các container này được chuyển lên chôn lấp tại Nam Sơn. Rác hoàn toàn được chuyển tải một cách triệt để và khép kín, không phát tán ra ngoài môi trường. Nước rác phát sinh được thu chứa kín và chuyển đến khu xử lý trong ngày.

Theo đại diện của URENCO, hiện nay trạm chuyển tải này đang trong quá trình chạy thử nghiệm, đang tiếp nhận rác trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và mới đạt khoảng gần 50% công suất thiết kế. Thực hiện theo chỉ đạo của lãnh đạo UBND Thành phố, Công ty cùng các Sở, ban ngành và các quận đang hoàn thiện các hồ sơ kỹ thuật, quan trắc cần thiết để trong tháng 7 tới trạm chuyển tải này sẽ chính thức hoạt động, giải quyết nhu cầu cấp thiết về thu gom, vận chuyển rác thải tại các quận trung tâm thành phố Hà Nội.

Với mật độ dân cư đông, nhiều tuyến phố thương mại cùng với lượng khách du lịch, khách vãng lai lớn, các quận trung tâm của Hà Nội đặc biệt là quận Hoàn Kiếm đang rất cần những giải pháp hiệu quả như trạm chuyển tải rác để giúp nâng cao hình ảnh của một Thủ đô văn minh, hiện đại và sạch đẹp.

Xem thêm
Đề xuất tăng chi ngân sách cho giáo dục, y tế

Nếu thực hiện tự chủ, các bệnh viện và trường đại học công lập có thể tăng viện phí hoặc học phí lên cao, khiến người bệnh, người học phải chi trả nhiều tiền hơn.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.