| Hotline: 0983.970.780

Lợn thịt từ Thái Lan liên tục được nhập về

Thứ Ba 04/08/2020 , 16:28 (GMT+7)

Thêm 1.000 con lợn thịt do Công ty Thùy Dương Phát nhập từ Thái Lan tiếp tục về Việt Nam qua Cửa khẩu quốc tế Bờ Y, Kon Tum.

Lợn nhập từ Thái Lan được sang xe trước khi chuyển về cách ly tại tỉnh Đồng Na. Ảnh: TDP.

Lợn nhập từ Thái Lan được sang xe trước khi chuyển về cách ly tại tỉnh Đồng Na. Ảnh: TDP.

Ngày 4/8, Công ty TNHH MTV TMDV Thùy Dương Phát (Công ty Thùy Dương Phát) tại Đồng Nai lại tiếp tục nhập thêm 1.000 con lợn thịt từ Thái Lan về Cửa khẩu quốc tế Bờ Y Kon Tum, sau đó đưa về cách ly tại Trại lợn Đồng Hiệp, tỉnh Đồng Nai.

Đây là lô lợn thịt thứ 3 (mỗi lô 1.000 con) do doanh nghiệp này nhập khẩu từ Thái Lan qua Cửa khẩu quốc tế Bờ Y chỉ trong vòng 1 tháng trở lại đây. Trước đó, doanh nghiệp cũng đã nhập khẩu lô 500 con lợn giống từ Thái Lan về Việt Nam qua Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, Quảng Trị.

Theo quy định tại Hiệp định Việt Nam – ASEAN (ATIGA), mặt hàng lợn sống nhập khẩu được miễn thuế nhập khẩu. Ngoài ra, việc nhập khẩu qua Cửa khẩu quốc tế Bờ Y sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm tiết kiệm được chi phí rất lớn cho doanh nghiệp, giúp giảm giá thành thịt lợn bán ra thị trường.

Theo đại diện Công ty Thùy Dương Phát, dự kiến doanh nghiệp này sẽ nhập khoảng 120.000 con lợn thịt từ Thái Lan, với trọng lượng 80 - 100 kg/con, trong thời gian tới. Đại diện Công ty Thùy Dương Phát cũng chia sẻ: “Việc các doanh nghiệp trong nước tăng cường nhập khẩu lợn chính ngạch, có sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng sẽ góp phần kéo giảm tình trạng lợn nhập lậu qua các con đường tiểu ngạch, hạn chế được nguy cơ dịch bệnh”.

Xe chở lợn của Công ty Thùy Dương Phát chờ làm thủ tục tại Cửa khẩu quốc tế Bờ Y, Kon Tum. Ảnh: TDP.

Xe chở lợn của Công ty Thùy Dương Phát chờ làm thủ tục tại Cửa khẩu quốc tế Bờ Y, Kon Tum. Ảnh: TDP.

Đối tác cung cấp nguồn lợn cho Thùy Dương Phát hiện nay là Công ty Wangnamyen intertrade limited parrtnership - Thái Lan. Theo cam kết, doanh nghiệp Thái Lan này có đủ nguồn lợn để cung cấp theo đơn đặt hàng của Công ty Thùy Dương Phát. Lợn được chăn nuôi chuyên nghiệp, quy mô lớn, nguồn gốc rõ ràng; được quản lý theo tiêu chuẩn của Thái Lan về thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và được cơ quan Thú y có thẩm quyền của nước này công nhận đủ điều kiện xuất khẩu.

Để việc nhập khẩu lợn về Việt Nam diễn ra an toàn, thuận lợi, theo đại diện Công ty Thùy Dương Phát, là nhờ sự quan tâm của lãnh đạo Bộ NN-PTNT, các cơ quan Thú y vùng IV, vùng V và các lực lượng làm nhiệm vụ tại Cửa khẩu quốc tế Bờ Y như Biên phòng, Hải quan... Sắp tới doanh nghiệp sẽ tiếp tục nhập khẩu lợn từ Thái Lan để cung ứng ra thị trường các tỉnh thành trong nước, góp phần kéo giá thịt lợn trong nước giảm xuống theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ NN-PTNT.

Trước đó, Cục Thú y Việt NamCục Thú y Thái Lan đã đạt được thỏa thuận trong việc xuất nhập khẩu lợn giữa 2 nước.

Theo đó, Cục Thú y Thái Lan đã cung cấp đủ các nhóm tài liệu chính về năng lực phòng thí nghiệm chẩn đoán xét nghiệm bệnh, kết quả giám sát và khống chế dịch bệnh; chương trình phòng chống lở mồm long móng đã được Tổ chức Thú y thế giới (OIE) công nhận; kết quả kiểm tra và giám sát an toàn thực phẩm; các tiêu chuẩn vệ sinh thú y đối với lợn sống; hệ thống truy xuất nguồn gốc; mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu.

Việc đánh giá nguồn lợn của các đối tác tại Thái Lan cũng được Cục Thú y 2 nước làm việc nghiêm ngặt và đúng yêu cầu thì phía Việt Nam mới cấp phép cho nhập khẩu.

Xem thêm
350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm