| Hotline: 0983.970.780

Lồng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp vào tái cơ cấu ngành lúa gạo

Thứ Năm 21/12/2023 , 18:03 (GMT+7)

Trên 80% số xã sản xuất nông nghiệp tập trung có đội ngũ nông dân nòng cốt am hiểu và ứng dụng hiệu quả IPHM, theo đề án vừa được Bộ NN-PTNT ban hành.

Sau hai năm triển khai, ngành nông nghiệp các cấp đã quan tâm nhiều hơn đến IPHM. 

Sau hai năm triển khai, ngành nông nghiệp các cấp đã quan tâm nhiều hơn đến IPHM. 

Bộ NN-PTNT vừa phê duyệt Đề án "Phát triển quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) đến năm 2030". Ngành nông nghiệp phấn đấu có trên 90% diện tích lúa, rau màu, cây ăn quả, cây hoa, cây cảnh và cây dược liệu được áp dụng IPHM; 70% diện tích ngô, cây công nghiệp được áp dụng IPHM; lượng thuốc bảo vệ thực vật hóa học và lượng phân bón vô cơ giảm 30% và tăng hiệu quả kinh tế 15 - 20% so với sản xuất thông thường.

Cùng với đó, trên 80% số xã (có sản xuất nông nghiệp tập trung) có đội ngũ nông dân nòng cốt (ít nhất 5 nông dân nòng cốt cấp xã) có hiểu biết, kỹ năng và ứng dụng hiệu quả IPHM, có khả năng hướng dẫn nông dân khác ứng dụng IPHM, đánh giá hiệu quả và phổ biến kết quả cho cộng đồng.

Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có ít nhất 5 giảng viên IPHM quốc gia và 20 giảng viên IPHM cấp tỉnh; mỗi xã, phường có ít nhất 2 hướng dẫn viên IPHM cộng đồng. Ngành cũng đặt mục tiêu trên 90% số xã (có sản xuất nông nghiệp tập trung) thực hiện thu gom bao bì thuốc BVTV sau sử dụng đúng theo quy định.

Để thực hiện các nội dung này, Bộ NN-PTNT đề ra 5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm gồm: Tăng cường nguồn lực phát triển IPHM; Nâng cao nhận thức về IPHM; Xây dựng tài liệu hướng dẫn về IPHM; Rà soát, lồng ghép IPHM trong các quy hoạch, chiến lược và chương trình, đề án có liên quan; Xây dựng chỉ tiêu đánh giá và định mức kinh tế - kỹ thuật; Nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ phục vụ IPHM; Xây dựng và nhân rộng các mô hình ứng dụng IPHM trong sản xuất.

Trong số này, tăng cường nguồn lực và nâng cao nhận thức về IPHM nằm trong nhóm ưu tiên. Cụ thể, Bộ NN-PTNT sẽ đào tạo bồi dưỡng cán bộ (TOT) và nông dân (FFS) để đáp ứng số lượng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển IPHM; Đồng thời, xây dựng đề án, chương trình, kế hoạch, đề tài, dự án để huy động vốn từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp, nhân dân và vốn từ nước ngoài để thực hiện chương trình IPHM.

Bộ cũng xác định xây dựng các sản phẩm truyền thông về IPHM gắn với các hoạt động văn hóa vùng miền, du lịch sinh thái để công tác tuyên truyền, phổ biến IPHM có chất lượng, hiệu quả, đến được với nhiều nhóm đối tượng trong xã hội. Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động cộng đồng áp dụng IPHM trên cơ sở kết hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể.

Trong khuôn khổ dự án, Cục Bảo vệ thực vật đã tổ chức các lớp đào tạo giảng viên IPHM tại 4 Trung tâm Bảo vệ thực vật trên cả nước. Ảnh: Trung Quân.

Trong khuôn khổ dự án, Cục Bảo vệ thực vật đã tổ chức các lớp đào tạo giảng viên IPHM tại 4 Trung tâm Bảo vệ thực vật trên cả nước. Ảnh: Trung Quân.

Về giải pháp, bên cạnh việc rà soát cơ chế, chính sách phát triển IPHM, Bộ NN-PTNT sẽ xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn về IPHM cho đội ngũ cán bộ đang làm việc trong lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật ở Trung ương và địa phương, đồng thời đào tạo giảng viên IPHM Quốc gia để phát triển lực lượng giảng viên IPHM cấp tỉnh.

Ngành nông nghiệp cũng tập trung đào tạo, tập huấn hướng dẫn viên cộng đồng và lực lượng nông dân nòng cốt cho cấp xã, với cam kết ít nhất 1 khóa TOT quốc gia/vùng/năm. Ngoài ra, bổ sung nội dung IPHM, bảo vệ thực vật hữu cơ vào chương trình đào tạo chuyên ngành cây trồng, bảo vệ thực vật tại các trường đại học, cao đẳng.

Thông qua liên doanh liên kết, Bộ NN-PTNT kêu gọi, vận động các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực trồng trọt, xuất nhập khẩu nông sản, vật tư nông nghiệp hợp tác, hỗ trợ phát triển IPHM theo hướng nhiều bên cùng tham gia.

Cục Bảo vệ thực vật được giao là cơ quan đầu mối chủ trì, phối hợp với các đơn vị theo dõi, đôn đốc việc thực hiện triển khai Đề án; chủ trì xây dựng, trình ban hành Bộ tiêu chí về IPHM; rà soát, tổ chức xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn cơ sở, hướng dẫn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật về IPHM phục vụ triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ, khuyến khích; chủ trì chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực. 

Cục Trồng trọt được giao chủ trì rà soát, lồng ghép nhiệm vụ IPHM vào Chiến lược phát triển trồng trọt giai đoạn 2023 - 2030; các đề án: Tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến năm năm 2025 và 2030; Phát triển các sản phẩm trồng trọt chủ lực quốc gia đến năm 2030 gắn với truy xuất nguồn gốc, chế biến và thị trường tiêu thụ; Phát triển các vùng sản xuất rau an toàn tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2030; Phát triển các vùng sản xuất cây ăn quả tập trung bảo đảm an toàn thực phẩm.

Dự án IPHM, do FAO tài trợ, được khởi động vào giữa năm 2021 và chia làm 3 hợp phần. Trong đó, hợp phần đầu tiên là xây dựng chiến lược quốc gia về sức khỏe cây trồng, đồng thời lồng ghép các vấn đề an toàn thực phẩm, thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý dịch hại xuyên biên giới.

Hai năm vừa qua, Bộ NN-PTNT mà trực tiếp là Cục BVTV đã mở nhiều lớp tập huấn, đào tạo giảng viên quốc gia về IPHM. Tính đến nay, cả nước có hơn 300 giảng viên.

Xem thêm
Kỷ luật ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét kỷ luật ông Võ Văn Thưởng

Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét, xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.

Hậu Giang: 200ha diện tích nông nghiệp được xác nhận an toàn thực phẩm

Hậu Giang khẳng định vị thế phát triển nông nghiệp an toàn với hơn 200ha được xác nhận an toàn thực phẩm, gồm chuỗi giá trị cây ăn trái, lúa gạo, thủy sản, rau màu.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Đảm bảo an toàn cho ngư dân mùa mưa bão: [Bài 1] Tính mạng trên hết

Phần lớn quãng đời của ngư dân gắn với biển. Biển cả mênh mông, trong khi bão tố rất bất thường, sinh mạng và tài sản của ngư dân luôn bị thiên tai đe dọa…