| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 16/04/2015 , 06:14 (GMT+7)

06:14 - 16/04/2015

Lòng tin và camera giám sát

Về bản chất, lòng tin xuất hiện ở khắp nơi trong cuộc sống. Nhưng ở Việt Nam, chúng ta thường không tin nhau...

Cảnh sát giao thông thành phố Hồ Chí Minh vừa đưa vào sử dụng một loại camera gắn trên mũ để ghi lại vi phạm của người đi đường. Từ nay, có thể sẽ không còn chuyện “Em không đi sai, anh đưa bằng chứng đây” nữa!

Llewellyn King, nhà báo kiêm người dẫn chương trình truyền hình, mới đây đã viết trên tờ Huffington Post rằng: “Điều làm tôi ấn tượng nhất chính là giao thông Hà Nội: Một trong những kỳ quan của thế giới". Nó là kỳ quan, không phải bởi vì quá tệ hại như những thành phố khác trên thế giới, mà bởi vì nó vận hành theo một cách đáng kinh ngạc. Hệ thống ý thức của người dân đã chiến thắng hệ thống giao thông (It's the triumph of a lack of system over a system).

Hiểu đơn giản thì ông King đang chê người dân Việt Nam thiếu ý thức khi tham gia giao thông. Không ai đi theo luật cả mà chỉ đi theo ý thích nhưng ông lấy làm lạ, là nó vẫn hoạt động.

Thế cái ý thức tệ hại ấy có nguyên nhân sâu xa là từ đâu? Câu trả lời rất đơn giản, là lòng tin.

Về bản chất, lòng tin xuất hiện ở khắp nơi trong cuộc sống.

“Em tin anh, tin vào tương lai của chúng mình nên em sẽ kết hôn với anh”.

“Anh tin chú, tin là chú sẽ làm được việc nên anh nhận chú”.

“Mẹ tin con, tin là con sẽ học được nên mẹ cho con đi du học”.

Mà kể cả là “ngu như mày thì đi học làm gì cho tốn tiền hả con” thực ra cũng là một dạng của lòng tin. Tin rằng con mình... ngu.

Nhưng ở Việt Nam, chúng ta thường không tin nhau.

Trong giao thông, người ta không tuân theo luật là vì người ta tin rằng luật có vấn đề. Lúc tắc đường người ta cứ muốn vượt sang làn bên cạnh để đi vì phần lớn không tin rằng nếu cứ đứng đợi bình tĩnh thì sẽ đỡ tắc hơn, vì kiểu gì thì cũng có thằng nó vượt.

Khi bị tai nạn người ta thường tự giải quyết với nhau, tự lao vào đánh nhau để phân xem bên nào phải đền bù là vì người ta không tin vào pháp luật, vì thường thì xe lớn phải đền cho xe bé mà không cần biết là xe nào sai, vì họ tin rằng chờ được pháp luật giải quyết thì chắc phải đến “mùa quýt” nên tự giải quyết cho nhanh.

Nghĩ rộng ra, không chỉ trong chuyện giao thông mà trong nhiều chuyện người ta cũng có xu hướng không tin nhau.

Ví dụ như là thủ tục hành chính rườm rà về bản chất cũng là không tin nhau. Kiểu như người ta cần phải có giấy tờ để chứng minh cái xác nhận kia đúng là của anh ta, rồi lại cần một cái xác nhận khác để khẳng định rằng cái tờ để chứng minh kia là đúng. Rồi lại cần một cái kết luận khác nữa để khẳng định lại cái xác nhận kia…

Về chuyện này thì ông Nguyễn Thanh Chấn, người bị tù oan 10 năm chắc là hiểu rõ nhất. Vì để được tòa bồi thường cho 10 năm ngồi tù của mình thì ông và vợ cần đưa ra các loại hóa đơn, vé xe hay các giấy tờ liên quan để chứng minh là có bị thiệt hại thật.

Tóm lại, việc không tin nhau là nguyên nhân gây ra rất nhiều những bất cập và phiền hà. Thế nên, tốt nhất là cứ tin đi.

Ví dụ như là, tin rằng những gì trong bài báo này là đúng. Tin rằng nó sẽ góp phần tích cực hơn để thay đổi những gì chưa tốt. Và quan trọng nhất là tin rằng nó rất hay để có thể dừng lại, “like” (thích) một cái và “share” (chia sẻ) nó cho bạn bè của mình!

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm