| Hotline: 0983.970.780

Thứ Hai 27/03/2017 , 08:21 (GMT+7)

08:21 - 27/03/2017

Lòng từ thiện và cái tâm

Mấy hôm nay, dư luận hết sức bức xúc trước việc một doanh nghiệp sản xuất sữa đã làm “từ thiện” bằng cách đem sữa đến cho các bệnh nhân nghèo ở bệnh viện ung bướu Đà Nẵng.

Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng

Trong số đó, bệnh nhân phát hiện nhiều hộp sữa đã hết hạn sử dụng. Bị báo chí lên tiếng, đại diện của doanh nghiệp đã phải đến bệnh viện, xác nhận việc đó là có thật, và thanh minh rằng sở dĩ có chuyện đó, là do sự bất cẩn của... nhân viên (?).

Không biết anh nhân viên này có giống như những “cậu đánh máy”, mà ai cũng biết đó là những con tốt thí, trong những vụ lùm xùm về những văn bản trái luật, gây hại cho xã hội, do một vài cơ quan Nhà nước ban hành, đã xảy ra mấy năm trước không?

Hạn sử dụng của thực phẩm hay thuốc men... là cam kết của nhà sản xuất với khách hàng, nó cho biết thời hạn mà chất lượng thực phẩm hay thuốc men đó phù hợp cho việc sử dụng khi được bảo quản trong điều kiện bảo quản thông thường. Trong thời hạn sử dụng, nhà sản xuất có trách nhiệm về mặt chất lượng của thực phẩm, thuốc men đó, và người dùng có thể yên tâm sử dụng chúng. Hạn sử dụng bắt buộc phải ghi trên từng sản phẩm.

Theo quy định, thì những thực phẩm, thuốc men... hết hạn sử dụng, bắt buộc phải tiêu hủy, không được bán ra thị trường. Mà có bán cũng chẳng ai dám mua.

Hết hạn sử dụng, nhà sản xuất không chịu trách nhiệm về chất lượng thực phẩm, thuốc men do mình sản xuất nữa. Và thực phẩm, thuốc men đó có thể biến chất, gây nguy hiểm cho sức khỏe của người dùng. Như vậy, sử dụng thực phẩm, thuốc men... đã quá hạn sử dụng, khác gì mang tính mạng của mình ra đánh bạc?

Làm từ thiện là việc san sẻ một phần vật chất cho những người bất hạnh như ốm đau, tai nạn..., hay gặp thiên tai, của những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Việc làm đó được cả xã hội hoan nghênh, trân trọng và cảm kích, được Nhà nước khuyến khích và ghi nhận, biểu dương.

Bởi nó thể hiện tinh thần “thương người như thể thương thân”, “bầu ơi thương lấy bí cùng”, “lá lành đùm lá rách”, vốn là một truyền thống, một nét văn hóa của người Việt. Nhưng, dù làm từ thiện dưới bất cứ hình thức nào, thì cũng phải xuất phát từ cái tâm, và từ sự chân thành. Xã hội, và chính những người bất hạnh, người gặp thiên tai... đều không chấp nhận việc lợi dụng từ thiện để thực hiện những mục đích khác, nhằm trục lợi trên lưng những người bất hạnh.

Chính vì vậy, việc nhà sản xuất mang thực phẩm, thuốc men... do mình sản xuất đã hết hạn sử dụng cho người nghèo, là thể hiện sự vô trách nhiệm, là coi thường sức khỏe của người dùng, nếu không nói là một hành vi độc ác.

Bởi hơn ai hết, nhà sản xuất là những người biết rõ nhất những nguy hiểm có thể xảy ra với người sử dụng nếu thực phẩm, thuốc men đó đã hết hạn sử dụng. Với người khỏe đã vậy, với người ốm, thì việc làm đó càng đáng lên án hơn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm